Thị trường là gì, các loại thị trường và ví dụ về thị trường? Người lao động làm mất dụng cụ thì bồi thường theo thời giá thị trường đúng không?

Thị trường là gì, có các loại thị trường nào? Nêu các ví dụ về thị trường? Làm mất dụng cụ của người sử dụng lao động thì người lao động phải bồi thường theo thời giá thị trường đúng không?

Thị trường là gì, các loại thị trường và ví dụ về thị trường?

Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa người mua và người bán. Nó là một phạm trù của nền kinh tế hàng hóa, nơi cung và cầu gặp nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa, dịch vụ.

Các loại thị trường: Thị trường có thể được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau:

- Theo loại hàng hóa và dịch vụ:

+ Thị trường hàng hóa: Ví dụ như thị trường gạo, thị trường cà phê.

+ Thị trường dịch vụ: Ví dụ như thị trường du lịch, thị trường giáo dục.

- Theo lĩnh vực kinh doanh:

+ Thị trường nông nghiệp: Ví dụ như thị trường lúa gạo, thị trường chăn nuôi.

+ Thị trường công nghiệp: Ví dụ như thị trường ô tô, thị trường điện tử.

- Theo phương thức phân phối:

+ Thị trường bán lẻ: Các cửa hàng, siêu thị.

+ Thị trường bán buôn: Các chợ đầu mối, kho hàng.

- Theo vị trí địa lý:

+ Thị trường trong nước: Các hoạt động mua bán diễn ra trong phạm vi quốc gia.

+ Thị trường quốc tế: Các hoạt động mua bán diễn ra giữa các quốc gia.

- Theo cơ sở pháp lý:

+ Thị trường hợp pháp: Các hoạt động mua bán tuân thủ quy định pháp luật.

+ Thị trường chợ đen: Các hoạt động mua bán không tuân thủ quy định pháp luật.

- Ví dụ về thị trường:

+ Thị trường gạo: Nơi diễn ra các hoạt động mua bán gạo giữa nông dân và các nhà buôn.

+ Thị trường chứng khoán: Nơi diễn ra các hoạt động mua bán cổ phiếu, trái phiếu giữa các nhà đầu tư.

+ Thị trường ô tô: Nơi diễn ra các hoạt động mua bán xe ô tô giữa các nhà sản xuất và người tiêu dùng.

Thông tin mang tính chất tham khảo.

Thị trường là gì, các loại thị trường và ví dụ về thị trường? Người lao động làm mất dụng cụ thì bồi tường theo thời giá thị trường đúng không?

Thị trường là gì, các loại thị trường và ví dụ về thị trường? (Hình từ Internet)

Người lao động làm mất dụng cụ thì bồi thường theo thời giá thị trường đúng không?

Theo khoản 2 Điều 129 Bộ luật Lao động 2019 quy định thì người lao động làm mất dụng cụ, thiết bị, tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì phải bồi thường thiệt hại một phần hoặc toàn bộ theo thời giá thị trường hoặc nội quy lao động.

Trường hợp có hợp đồng trách nhiệm thì phải bồi thường theo hợp đồng trách nhiệm; trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, dịch bệnh nguy hiểm, thảm họa, sự kiện xảy ra khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép thì không phải bồi thường.

Người lao động bồi thường thiệt hại tài sản của doanh nghiệp như thế nào?

Theo đó Điều 71 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định thì người lao động bồi thường thiệt hại tài sản cho doanh nghiệp theo trình tự thủ tục sau:

- Khi phát hiện người lao động có hành vi làm hư hỏng, làm mất dụng cụ, thiết bị hoặc làm mất tài sản của người sử dụng lao động hoặc tài sản khác do người sử dụng lao động giao hoặc có hành vi khác gây thiệt hại tài sản của người sử dụng lao động hoặc tiêu hao vật tư quá định mức cho phép thì người sử dụng lao động yêu cầu người lao động tường trình bằng văn bản về vụ việc.

- Trong thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại quy định tại Điều 72 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại như sau:

+ Ít nhất 05 ngày làm việc trước khi tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại, người sử dụng lao động thông báo đến các thành phần phải tham dự họp bao gồm: các thành phần quy định tại điểm b, điểm c khoản 1 Điều 122 Bộ luật Lao động 2019, thẩm định viên về giá (nếu có); bảo đảm các thành phần này nhận được thông báo trước khi diễn ra cuộc họp. Nội dung thông báo phải nêu rõ thời gian, địa điểm tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại; họ tên người bị xử lý bồi thường thiệt hại và hành vi vi phạm;

+ Khi nhận được thông báo của người sử dụng lao động, các thành phần phải tham dự họp phải xác nhận tham dự cuộc họp với người sử dụng lao động. Trường hợp một trong các thành phần không thể tham dự họp theo thời gian, địa điểm đã thông báo thì người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận việc thay đổi thời gian, địa điểm họp; trường hợp hai bên không thỏa thuận được thì người sử dụng lao động quyết định thời gian, địa điểm họp;

+ Người sử dụng lao động tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại theo thời gian, địa điểm đã thông báo quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 71 Nghị định 145/2020/NĐ-CP. Trường hợp một trong các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 71 Nghị định 145/2020/NĐ-CP không xác nhận tham dự hoặc vắng mặt thì người sử dụng lao động vẫn tiến hành họp xử lý bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

- Nội dung cuộc họp xử lý bồi thường thiệt hại phải được lập thành biên bản, thông qua trước khi kết thúc cuộc họp và có chữ ký của người tham dự cuộc họp theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 71 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, trường hợp có người không ký vào biên bản thì người ghi biên bản nêu rõ họ tên, lý do không ký (nếu có) vào nội dung biên bản.

- Quyết định xử lý bồi thường thiệt hại phải được ban hành trong thời hiệu xử lý bồi thường thiệt hại. Quyết định xử lý bồi thường thiệt hại phải nêu rõ mức thiệt hại; nguyên nhân thiệt hại; mức bồi thường thiệt hại; thời hạn, hình thức bồi thường thiệt hại và được gửi đến các thành phần phải tham dự họp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 71 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

- Các trường hợp bồi thường thiệt hại khác thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Thị trường là gì, các loại thị trường và ví dụ về thị trường? Người lao động làm mất dụng cụ thì bồi thường theo thời giá thị trường đúng không?
Lao động tiền lương
Mã zip Việt Nam là gì? Lịch chi trả lương hưu tại điểm giao dịch của bưu điện toàn quốc là ngày nào?
Lao động tiền lương
Khái niệm công tác dân vận là gì? Nội dung công tác dân vận nêu cao trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên đúng không?
Lao động tiền lương
Chiến tranh Lạnh là gì? Chiến tranh Lạnh kết thúc năm nào? Lực lượng vũ trang thực hiện theo lệnh của Chủ tịch nước trong tình trạng chiến tranh đúng không?
Lao động tiền lương
Cần kiệm liêm chính là gì? Ví dụ? Công chức viên chức là người đứng đầu phải nêu cao tinh thần cần kiệm liêm chính đúng không?
Lao động tiền lương
Đạo đức là gì? Đạo đức nghề nghiệp là gì? Thế nào là người có đạo đức?
Lao động tiền lương
Kỹ năng giao tiếp là gì? Các kỹ năng giao tiếp cơ bản cho người lao động ra sao?
Lao động tiền lương
CRM là gì? Chuyên viên CRM là gì? Lương tối thiểu của chuyên viên CRM hiện nay là bao nhiêu?
Lao động tiền lương
Lợi nhuận thuần là gì, ví dụ? Tính lợi nhuận thuần công thức ra sao? Không thưởng tết vì lợi nhuận thuần thấp có được hay không?
Lao động tiền lương
Hiện vật là gì, hiện kim là gì, ví dụ? Phân biệt hiện vật và hiện kim? Trả lương cho người lao động bằng hiện vật hay hiện kim?
Đi đến trang Tìm kiếm - Tìm hiểu Pháp luật
2,985 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tìm hiểu Pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tìm hiểu Pháp luật

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Click để xem toàn bộ văn bản hướng dẫn Bộ luật lao động mới nhất năm 2024 Toàn bộ quy định về Mức lương tối thiểu vùng mới nhất Tổng hợp 06 văn bản quy định về Thừa kế mới nhất Tổng hợp 8 văn bản về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi mới nhất Trọn bộ 9 văn bản về Hợp đồng lao động mới nhất Tổng hợp văn bản hướng dẫn xử lý kỷ luật người lao động, cán bộ, công chức, viên chức mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào