Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý giá của Thanh tra thế nào?

Trong quản lý giá Thanh tra có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính thế nào? Ai có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong quản lý giá?

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý giá của Thanh tra thế nào?

Theo Điều 27 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Thanh tra như sau:

- Chánh Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ; Cục trưởng Cục quản lý giá, có quyền:

+ Phạt tiền đến 150.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm theo quy định của Nghị định 87/2024/NĐ-CP;

+ Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 87/2024/NĐ-CP.

- Chánh Thanh tra sở, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành giá có thẩm quyền:

- Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm theo quy định của Nghị định 87/2024/NĐ-CP;

- Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại điểm b khoản 1 Điều 3 và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 87/2024/NĐ-CP.

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý giá của Thanh tra thế nào?

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý giá của Thanh tra thế nào? (Hình từ Internet)

Ai có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong quản lý giá?

Theo Điều 26 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định:

Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính
1. Người có thẩm quyền lập biên bản quy định tại Điều này có quyền lập biên bản hành chính về những vi phạm hành chính thuộc phạm vi thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao theo mẫu quy định và chịu trách nhiệm về việc lập biên bản.
2. Những người sau đây có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính:
a) Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định này;
b) Công chức, viên chức và người thuộc lực lượng Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao.

Theo đó người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Nghị định 87/2024/NĐ-CP hoặc công chức, viên chức và người thuộc lực lượng Công an nhân dân đang thi hành công vụ, nhiệm vụ được giao sẽ có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong quản lý giá.

Có các biện pháp khắc phục hậu quả nào trong xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý giá?

Theo khoản 7 Điều 3 Nghị định 87/2024/NĐ-CP quy định các biện pháp khắc phục hậu quả trong xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý giá gồm:

- Buộc chấp hành đúng, buộc chấp hành các biện pháp bình ổn giá do cơ quan có thẩm quyền quy định; buộc công khai đầy đủ thông tin về Quỹ bình ổn giá theo quy định; buộc báo cáo đầy đủ về Quỹ bình ổn giá theo quy định hoặc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; buộc nộp vào Quỹ bình ổn giá số tiền do trích lập, sử dụng không đúng quy định hoặc văn bản điều hành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Buộc dừng thực hiện mức giá bán hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân định giá;

- Buộc nộp lại văn bản kê khai giá, buộc thực hiện kê khai hoặc niêm yết giá theo quy định;

- Buộc trả lại cho khách hàng số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định, số tiền đã thu lợi do hành vi vi phạm hành chính gây ra;

- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính;

- Buộc gửi báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu; buộc báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu bổ sung; buộc cung cấp, cập nhật thông tin về giá vào cơ sở dữ liệu về giá theo quy định;

- Buộc công khai thông tin theo quy định của pháp luật về thẩm định giá;

- Buộc thực hiện báo cáo theo quy định của pháp luật về thẩm định giá;

- Buộc mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp hoặc trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của pháp luật về thẩm định giá;

- Buộc cập nhật chứng thư thẩm định giá vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về giá theo quy định của pháp luật về thẩm định giá;

- Buộc lưu trữ, bảo quản và khai thác hồ sơ thẩm định giá theo quy định của pháp luật về thẩm định giá;

- Buộc giải trình báo cáo thẩm định giá do thẩm định viên về giá thực hiện với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

- Buộc thực hiện thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá;

- Buộc thông tin chính xác, trung thực về trình độ, kinh nghiệm và khả năng cung cấp dịch vụ của thẩm định viên về giá, doanh nghiệp thẩm định giá;

- Buộc thực hiện kiểm soát chất lượng báo cáo thẩm định giá;

- Buộc cấp lại chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng cho các học viên tham gia lớp học;

- Buộc thu hồi chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng hoặc xác nhận cập nhật kiến thức về thẩm định giá đồng thời buộc nộp vào ngân sách nhà nước số tiền thu lợi do hành vi vi phạm;

- Buộc thu hồi chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng hoặc xác nhận cập nhật kiến thức về thẩm định giá đồng thời buộc hoàn trả chi phí đào tạo, bồi dưỡng hoặc cập nhật kiến thức cho các học viên tham gia học;

- Buộc đính chính thông tin do thực hiện hành vi vi phạm.

Quản lý giá
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Lao động tiền lương
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý giá của Thanh tra thế nào?
Đi đến trang Tìm kiếm - Quản lý giá
52 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quản lý giá

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quản lý giá

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Danh sách văn bản hướng dẫn Luật Giá 2023 Những văn bản pháp luật cần biết về hoạt động thẩm định giá tại Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào