Hướng dẫn kê khai tài sản phục vụ công tác cán bộ mới nhất?
Hướng dẫn kê khai tài sản phục vụ công tác cán bộ mới nhất?
Theo các quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 thì có thể hướng dẫn kê khai tài sản phục vụ công tác cán bộ mới nhất theo các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Xác định đối tượng kê khai và thời điểm kê khai
Cụ thể như sau:
* Người có nghĩa vụ kê khai khi dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác.
- Cán bộ, công chức.
- Sĩ quan Công an nhân dân; sĩ quan Quân đội nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp.
- Người giữ chức vụ từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, người được cử làm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Thời điểm kê khai: khi dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác.
Thời gian hoàn thành việc kê khai: chậm nhất là 10 ngày trước ngày dự kiến bầu, phê chuẩn, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cử giữ chức vụ khác.
* Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cũng có nghĩa vụ kê khai tài sản thu nhập phục vụ công tác cán bộ.
Thời điểm kê khai: thực hiện theo quy định của pháp luật về bầu cử.
(Căn cứ theo khoản 4 Điều 36 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018)
Bước 2: Xác định tài sản thu nhập cần kê khai
Tài sản, thu nhập phải kê khai bao gồm:
- Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng;
- Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên;
- Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;
- Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.
(Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018)
Bước 2: Kê khai theo mẫu
(tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị định 130/2020/NĐ-CP)
Bước 3: Nộp bản kê khai cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng cá nhân có nghĩa vụ kê khai.
Lưu ý: cá nhân có nghĩa vụ kê khai phải kê khai trung thực về tài sản, thu nhập, giải trình trung thực về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm (Điều 33 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018).
>> Xử lý hành vi vi phạm đối với người kê khai tài sản thu nhập được quy định như thế nào?
Hướng dẫn kê khai tài sản phục vụ công tác cán bộ mới nhất? (Hình từ Internet)
Mẫu bản kê khai tài sản thu nhập phục vụ công tác cán bộ có dạng ra sao? Tải về tại đâu?
Căn cứ theo Điều 9 Nghị định 130/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Mẫu bản kê khai và việc thực hiện kê khai tài sản, thu nhập
1. Việc kê khai lần đầu, kê khai hằng năm và kê khai phục vụ công tác cán bộ được thực hiện theo Mẫu bản kê khai và Hướng dẫn việc kê khai tại Phụ lục I được ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Việc kê khai bổ sung được thực hiện theo Mẫu bản kê khai và hướng dẫn việc kê khai bổ sung tại Phụ lục II được ban hành kèm theo Nghị định này.
Theo đó, mẫu bản kê khai tài sản thu nhập phục vụ công tác cán bộ là mẫu tại Phụ lục 1 ban hành kèm Nghị định 130/2020/NĐ-CP.
Mẫu có dạng như sau:
>> Tải về mẫu bản kê tài sản thu nhập phục vụ công tác cán bộ: TẠI ĐÂY
Lưu ý: Mẫu trên áp dụng cho cả cá nhân giữ chức vụ và không giữ chức vụ thuộc đối tượng có nghĩa vụ kê khai tài sản phục vụ công tác cán bộ.
Khi nào ra quyết định xác minh tài sản thu nhập phục vụ cho công tác cán bộ?
Căn cứ theo Điều 42 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định như sau:
Thẩm quyền yêu cầu, kiến nghị xác minh tài sản, thu nhập
1. Khi có một trong các căn cứ quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 41 của Luật này hoặc khi xét thấy cần có thêm thông tin để phục vụ cho công tác cán bộ, cơ quan, tổ chức, cá nhân sau đây có quyền yêu cầu hoặc kiến nghị Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập ra quyết định xác minh tài sản, thu nhập:
...
2. Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác có quyền yêu cầu Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập xác minh tài sản, thu nhập nếu trong quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án xét thấy cần làm rõ về tài sản, thu nhập có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật.
Như vậy, khi xét thấy cần có thêm thông tin để phục vụ cho công tác cán bộ hoặc có một trong các căn cứ sau thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu hoặc kiến nghị Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập ra quyết định xác minh tài sản, thu nhập:
- Có dấu hiệu rõ ràng về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực;
- Có biến động tăng về tài sản, thu nhập từ 300.000.000 đồng trở lên so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó mà người có nghĩa vụ kê khai giải trình không hợp lý về nguồn gốc;
- Có tố cáo về việc kê khai tài sản, thu nhập không trung thực và đủ điều kiện thụ lý theo quy định của Luật Tố cáo 2018.
Ngoài ra, Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân và cơ quan, tổ chức có thẩm quyền khác có quyền yêu cầu Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập xác minh tài sản, thu nhập nếu trong quá trình kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án xét thấy cần làm rõ về tài sản, thu nhập có liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Chốt 02 bảng lương mới của giáo viên các cấp cụ thể số tiền lương cơ bản được trình Trung ương xem xét vào thời gian nào?
- Chính thức 05 bảng lương cán bộ công chức viên chức 2025 theo Nghị quyết mới ra sao?
- Chốt mức lương hưu 2025 cho các đối tượng nghỉ hưu sẽ không tăng lên mức mới mà vẫn áp dụng mức tăng theo Nghị định 75, cụ thể ra sao?
- Thống nhất bảng lương giáo viên theo mức lương cơ sở mới chính thức thay đổi sau năm 2026 khi áp dụng bảng lương theo lương cơ bản được tính như thế nào?