Chuyên viên về quản lý chương trình giáo dục cần phải có phẩm chất cá nhân nào?
Chuyên viên về quản lý chương trình giáo dục cần phải có phẩm chất cá nhân nào?
Căn cứ theo Phụ lục IIC Bản mô tả vị trí công việc của Chuyên viên về quản lý lý thi và văn bằng, chứng chỉ ban hành kèm theo Thông tư 15/2023/TT-BGDĐT có nêu rõ yêu cầu về phẩm chất cá nhân của chuyên viên về quản lý chương trình giáo dục như sau:
Nhóm yêu cầu | Yêu cầu cụ thể (cơ quan, tổ chức, đơn vị cụ thể) |
Trình độ đào tạo | Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên với ngành hoặc chuyên ngành đào tạo về môn học phù hợp với vị trí công việc được giao. |
Bồi dưỡng, chứng chỉ | Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương. |
Phẩm chất cá nhân | - Có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, nắm vững và am hiểu sâu đường lối, chủ trương của Đảng; trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân; - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công chức theo quy định của pháp luật; nghiêm túc chấp hành sự phân công nhiệm vụ của cấp trên; tuân thủ pháp luật, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, trật tự hành chính; gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan; - Tận tụy, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm và gương mẫu trong thực thi công vụ; lịch sự, văn hóa và chuẩn mực trong giao tiếp, phục vụ nhân dân; - Có lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không lợi dụng việc công để mưu cầu lợi ích cá nhân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực; - Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực. |
Các yêu cầu khác | - Nắm vững đường lối, chủ trương của Đảng, pháp luật về ngành, lĩnh vực công tác, các mục tiêu và đối tượng quản lý, hệ thống các nguyên tắc và cơ chế quản lý nghiệp vụ thuộc phạm vi công tác; - Có khả năng tham gia xây dựng và hướng dẫn thực hiện chế độ, chính sách, quy định về quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực hoặc địa phương công tác; có khả năng tham gia nghiên cứu phục vụ quản lý và xử lý thông tin quản lý; - Có năng lực làm việc độc lập hoặc phối hợp theo nhóm; có kỹ năng soạn thảo văn bản và thuyết trình các vấn đề được giao tham mưu, đề xuất; - Có kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản và sử dụng được ngoại ngữ hoặc sử dụng được tiếng dân tộc thiểu số đối với công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số theo yêu cầu của vị trí việc làm. |
Chuyên viên về quản lý chương trình giáo dục cần phải có phẩm chất cá nhân nào?
Mục tiêu vị trí của Chuyên viên về quản lý chương trình giáo dục là gì?
Căn cứ theo Phụ lục IIC bản mô tả công việc và khung năng lực của vị trí việc làm công chức nghiệp vụ chuyên ngành giáo dục ngạch chuyên viên ban hành kèm theo Thông tư 15/2023/TT-BGDĐT có nêu về mục tiêu vị trí này như sau:
Tham gia nghiên cứu, tham mưu tổng hợp, thẩm định, hoạch định chiến lược, chính sách, quy hoạch, kế hoạch; chủ trì xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, dự án, đề án và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chương trình giáo dục; chủ trì, tổ chức triển khai thực thi các nhiệm vụ chuyên môn theo mảng công việc được phân công.
Chuyên viên về quản lý chương trình giáo dục cần phải có phạm vi quyền hạn ra sao?
Căn cứ theo Phụ lục IIC Bản mô tả vị trí công việc của Chuyên viên về quản lý lý thi và văn bằng, chứng chỉ ban hành kèm theo Thông tư 15/2023/TT-BGDĐT có nêu rõ yêu cầu về phạm vi quyền hạn của Chuyên viên về quản lý chương trình giáo dục như sau:
TT | Quyền hạn cụ thể (cơ quan, tổ chức, đơn vị cụ thể) |
4.1 | Được chủ động về phương pháp, kế hoạch thực hiện công việc được giao. |
4.2 | Tham gia ý kiến về các việc chuyên môn của đơn vị. |
4.3 | Được cung cấp các thông tin chỉ đạo điều hành của tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ được giao. |
4.4 | Được yêu cầu cung cấp thông tin và đánh giá mức độ xác thực của thông tin phục vụ cho nhiệm vụ được giao. |
4.5 | Được tham gia các cuộc họp trong và ngoài cơ quan theo quy định. |
Bên cạnh đó, Phụ lục IIC Bản mô tả vị trí công việc của Chuyên viên về quản lý lý thi và văn bằng, chứng chỉ ban hành kèm theo Thông tư 15/2023/TT-BGDĐT cũng có nêu rõ về yêu cầu mối quan hệ công việc của vị trí này như sau:
Bên trong (cơ quan, tổ chức, đơn vị cụ thể)
Được quản lý trực tiếp và kiểm duyệt kết quả bởi | Quan hệ phối hợp trực tiếp trong đơn vị | Các đơn vị phối hợp chính |
Lãnh đạo trực tiếp. | Các công chức khác trong đơn vị. | Các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan. |
Bên ngoài (cơ quan, tổ chức, đơn vị cụ thể)
Cơ quan, tổ chức có quan hệ chính | Bản chất quan hệ |
Chính phủ, Văn phòng Chính phủ, các cơ quan của Quốc hội, các Bộ, cơ quan ngang Bộ. | Thực hiện chủ trương, chính sách; tham gia ý kiến, các cuộc họp có liên quan; cung cấp, thu thập các thông tin; phối hợp thực hiện báo cáo. |
UBND cấp tỉnh, cấp huyện; các Sở GDĐT, Phòng GDĐT. | Hướng dẫn, kiểm tra, phối hợp triển khai nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm Quản lý nhà nước về giáo dục. |
Các cơ sở giáo dục. | Quản lý nhà nước về giáo dục. |
Các tổ chức chuyên gia trong và ngoài nước về giáo dục. | Kết nối những nghiên cứu khoa học, tiến bộ thế giới trong quản lý nhà nước. |
- Chính thức từ ngày 7/2/2025, cải cách tiền lương cho CBCCVC và lực lượng vũ trang trong năm 2025 được thu từ những nguồn nào của địa phương?
- Mẫu giấy xác nhận công tác dùng để làm gì? Tải mẫu ở đâu?
- Các mẫu hợp đồng lao động 2025 chuẩn nhất cho doanh nghiệp và người lao động phải đảm bảo những nội dung nào?
- Chốt thời điểm cho ý kiến cải cách tiền lương, lương hưu, trợ cấp BHXH, trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội trong Báo cáo của Chính phủ năm 2025 chưa?
- Trong năm 2025, nguồn tích lũy cho cải cách tiền lương của ngân sách trung ương và địa phương đến hết năm 2024 còn dư được sử dụng để làm gì?