Chính thức có Thông tư 20/2023/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH cụ thể ra sao?
Đối tượng áp dụng Thông tư 20/2023/TT-BLĐTBXH là ai?
Căn cứ theo Điều 1 Thông tư 20/2023/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, đối tượng áp dụng hệ số trượt giá BHXH là các đối tượng có tiền lương/thu nhập tháng đã đóng BHXH như sau:
1. Đối tượng điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP bao gồm:
- Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi, hưởng bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024.
- Người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định, hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024.
2. Đối tượng điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 134/2015/NĐ-CP là người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần hoặc bị chết mà thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần trong thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2024 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024.
Chính thức có Thông tư 20/2023/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH cụ thể ra sao?
Chính thức có Thông tư 20/2023/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng BHXH cụ thể ra sao?
Điều chỉnh tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 20/2023/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
1. Tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 20/2023/TT-BLĐTBXH này được điều chỉnh theo công thức sau:
Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội sau điều chỉnh của từng năm | = | Tổng tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội x của từng năm | x | Mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng |
Trong đó, mức điều chỉnh tiền lương đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 1 dưới đây:
Bảng 1:
Năm | Trước 1995 | 1995 | 1996 | 1997 | 1998 | 1999 | 2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 |
Mức điều chỉnh | 5,43 | 4,61 | 4,36 | 4,22 | 3,92 | 3,75 | 3,82 | 3,83 | 3,68 | 3,57 | 3,31 |
Năm | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 |
Mức điều chỉnh | 3,06 | 2,85 | 2,63 | 2,14 | 2,0 | 1,83 | 1,54 | 1,41 | 1,33 | 1,27 | 1,27 |
Năm | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | 2021 | 2022 | 2023 | 2024 |
|
|
Mức điều chỉnh | 1,23 | 1,19 | 1,15 | 1,12 | 1,08 | 1,07 | 1,03 | 1,0 | 1,0 |
|
2. Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 trở đi và tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 20/2023/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
1. Thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội đối với đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 Thông tư này được điều chỉnh theo công thức sau:
Thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm | = | Tổng thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm | x | Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng |
Trong đó, mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng được thực hiện theo Bảng 2 dưới đây:
Bảng 2:
Năm | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 |
Mức điều chỉnh | 2,14 | 2,0 | 1,83 | 1,54 | 1,41 | 1,33 | 1,27 | 1,27 | 1,23 |
Năm | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | 2021 | 2022 | 2023 | 2024 |
|
Mức điều chỉnh | 1,19 | 1,15 | 1,12 | 1,08 | 1,07 | 1,03 | 1,0 | 1,0 |
2. Đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được điều chỉnh theo quy định tại khoản 1 Điều này; tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc được điều chỉnh theo quy định tại Điều 10 Nghị định 115/2015/NĐ-CP và Điều 2 Thông tư 20/2023/TT-BLĐTBXH
Mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội làm căn cứ tính hưởng lương hưu, trợ cấp một lần khi nghỉ hưu, bảo hiểm xã hội một lần và trợ cấp tuất một lần được tính theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định 115/2015/NĐ- CP và khoản 4 Điều 5 Nghị định 134/2015/NĐ-CP.
Thông tư 20/2023/TT-BLĐTBXH bắt đầu có hiệu lực khi nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 20/2023/TT-BLĐTBXH quy định về thời gian có hiệu lực của văn bản như sau:
Điều khoản thi hành
1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2024; các quy định tại Thông tư này áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.
2. Thông tư số 01/2023/TT-BLĐTBXH ngày 03 tháng 01 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội hết hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành. Tổng thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội của từng năm Thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sau điều chỉnh của từng năm = x Mức điều chỉnh thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội của năm tương ứng 4
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để kịp thời nghiên cứu, giải quyết./.
Theo như quy định trên, Thông tư 20/2023/TT-BLĐTBXH có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2024. Tuy nhiên các quy định trong Thông tư này đã bắt đầu được áp dụng kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2024.
- Kỷ luật cảnh cáo cán bộ có hành vi gây hậu quả nghiêm trọng trong trường hợp nào?
- Thống nhất mốc thưởng hơn 9 triệu, hơn 18 triệu lần lượt vào năm 2024, năm 2025 cho đối tượng hưởng lương từ NSNN thuộc phạm vi quản lý của BQP hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, cụ thể ra sao?
- Đã chốt 02 bảng lương của đối tượng thuộc lực lượng vũ trang chính thức thay đổi bằng 03 bảng lương mới khi cải cách chính sách tiền lương sau 02 năm nữa chưa?
- Lương hưu tháng 12 năm 2024 chính thức chi trả bằng tiền mặt cho toàn bộ người lao động từ ngày mấy? Địa điểm nhận ở đâu?
- Bài phát biểu hay về Cựu chiến binh ngày 6 12 ngắn gọn, ý nghĩa? Cựu chiến binh có được hưởng chế độ gì không?