Nhóm tính cách ESTP là gì? Nghề nào sẽ phù hợp với người thuộc nhóm tính cách ESTP?

Cho tôi hỏi nhóm tính cách ESTP là gì? Người thuộc nhóm tính cách ESTP phù hợp nghề gì? Câu hỏi từ chị L.Y.N (Bến Tre).

Nhóm tính cách ESTP là gì?

Nhóm tính cách ESTP là một trong 16 nhóm tính cách thuộc trắc nghiệm MBTI. MBTI là trắc nghiệm tính cách được phát triển từ công trình nghiên cứu của bác sĩ tâm thần học Carl G. Jung. Trong các nhóm tính cách được phân loại bởi Isabel Briggs Myers, David Keirsey và Katharine Cook Briggs, ESTP là phân loại mang nét hướng ngoại và năng lực lãnh đạo rất nổi bật.

Các chữ cái của nhóm tính cách ESTP có nghĩa là: Extraversion (hướng ngoại), Sensing (giác quan), Thinking (lý trí), và Perceiving (linh hoạt).

Có thể hiểu tính cách ESTP là những người quý trọng hiện tại, thường tập trung vào các tiểu tiết hơn là bao quát. Họ đưa ra quyết định một cách logic và khách quan, không dựa vào cảm xúc cá nhân. Họ cũng không thích bị giới hạn trong các kế hoạch nhất định mà thiên về tuỳ cơ ứng biến hơn.

Nhóm tính cách ESTP có đặc điểm là dễ thích nghi, năng động và sáng tạo. Họ có khả năng giao tiếp và thuyết phục rất tốt, biết cách tạo sự hứng thú và kích thích trong người khác. Họ thích khám phá và mạo hiểm, không ngại đối mặt với rủi ro và thử thách. Họ được gọi là The Promoter (Người đề xướng) hoặc The Doer (Người thực thi) vì mục tiêu của họ là truyền đạt giá trị bản thân và ý tưởng của mình cho người khác.

Điểm yếu của người thuộc nhóm tính cách ISTP là họ suy nghĩ và quyết định mọi thứ theo logic thông thường mà bỏ qua cảm xúc, tâm lý của người khác. Việc sống kín đáo, không giỏi thể hiện cảm xúc cũng khiến ISTP bị hiểu nhầm là vô cảm, lạnh lùng.

Nhóm tính cách ESTP là gì? Nghề nào sẽ phù hợp với người thuộc nhóm tính cách ESTP?

Nhóm tính cách ESTP là gì? Nghề nào sẽ phù hợp với người thuộc nhóm tính cách ESTP? (Hình từ Internet)

Người thuộc nhóm tính cách ESTP phù hợp nghề gì?

Là những người mê thử thách, ESTP nên tìm kiếm cơ hội việc làm tại môi trường năng động và nhanh nhẹn. Họ có thể phát huy khả năng của mình bên cạnh những người cũng năng động và chăm chỉ làm để đạt được mục tiêu.

Dưới đây là những nghề nghiệp phù hợp với nhóm tính cách ESTP:

- Bán hàng, marketing: Những công việc này cho phép ESTP sử dụng khả năng giao tiếp, thuyết phục và sáng tạo của mình để quảng bá, bán hàng hoặc tạo ra các chiến lược marketing hiệu quả. Họ có thể là nhân viên bán hàng, đại diện bán hàng, chuyên viên marketing, quản lý kinh doanh,...

- Kỹ thuật: Những công việc này cho phép ESTP sử dụng khả năng logic, sáng tạo và kỹ thuật của mình để thiết kế, xây dựng hoặc sửa chữa các thiết bị, máy móc và dụng cụ. Họ có thể là kỹ sư cơ khí, kỹ sư điện, kỹ sư máy tính, kỹ sư xây dựng, kiến trúc sư,...

- Tài chính: Những công việc này cho phép ESTP dùng khả năng lý trí và logic của mình để đánh giá và tư vấn về các vấn đề liên quan đến tiền bạc hoặc kinh doanh. Họ có thể là chuyên viên tài chính, tư vấn chứng khoán,..

Trên đây là một số nghề nghiệp phù hợp với nhóm tính cách ESTP. Tuy nhiên nó chỉ mang tính chất tham khảo, điều quan trọng là bạn phải tìm hiểu kỹ về bản thân, sở thích, khả năng và mục tiêu của mình để chọn ra được công việc mà bạn yêu thích và hài lòng nhất.

Hiện nay mức lương của người lao động là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 90 Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương như sau:

Tiền lương
1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Theo đó, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Các bên thỏa thuận tiền lương theo công việc hoặc theo chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 38/2022/NĐ-CP quy định về mức lương tối thiểu như sau:

Vùng

Mức lương tối thiểu tháng

(Đơn vị: đồng/tháng)

Mức lương tối thiểu giờ

(Đơn vị: đồng/giờ)

Vùng 1

4.680.000

22.500

Vùng 2

4.160.000

20.000

Vùng 3

3.640.000

17.500

Vùng 4

3.250.000

15.600

Danh mục địa bàn vùng 1, vùng 2, vùng 3, vùng 4 được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP.

Theo đó, mức lương của người lao động hiện nay được trả theo thỏa thuận của các bên căn cứ vào năng lực, trình độ, điều kiện kinh tế,... tuy nhiên không được thấp hơn mức lương tối thiểu được quy định như trên.

Đỗ Văn Minh

370 lượt xem
lượt xem

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào