Nên lựa chọn việc trái ngành hay chấp nhận thất nghiệp chờ thời cơ?

Thất nghiệp luôn là nỗi ám ảnh của bất kỳ ai khi đi làm. Không ai mong muốn khi ra trường tìm mãi vẫn không thấy bến đỗ cho bản thân. Có người sẵn sàng vì “cơm áo gạo tiền”, chấp nhận lấn sân sang bất kỳ một lĩnh vực nào khác để trang trải cuộc sống, tích lũy kinh nghiệm làm việc. Nhưng cũng có những người, chấp nhận chờ đợi ngày qua tháng nọ để tìm được một công việc hợp với chuyên môn của mình. Vậy đâu mới là sự lựa chọn tốt nhất? Nên chọn việc trái ngành hay chấp nhận thất nghiệp chờ thời cơ?

Nên chọn việc trái ngành hay chấp nhận thất nghiệp chờ thời cơ?

Quyết định nên chọn việc trái ngành hay chấp nhận thất nghiệp chờ thời cơ phụ thuộc vào tình huống cá nhân của bạn và các yếu tố cụ thể như tình hình tài chính, mục tiêu nghề nghiệp, sự cam kết, và khả năng học hỏi. Dưới đây là một số điểm bạn có thể xem xét:

(1) Chọn việc trái ngành:

- Thử thách bản thân: Làm việc trái ngành có thể đặt ra những thách thức mới và giúp bạn phát triển kỹ năng và kiến thức đa dạng.

- Thu nhập: Có cơ hội kiếm thu nhập từ việc làm trái ngành, và điều này có thể giúp cải thiện tình hình tài chính của bạn.

- Mạng lưới xã hội: Làm việc trái ngành có thể mở rộng mạng lưới xã hội và giúp bạn xây dựng quan hệ trong ngành mới.

- Tìm hiểu mới: Bạn có thể học hỏi và khám phá một ngành hoàn toàn mới, có thể phát hiện ra rằng bạn có đam mê và tài năng ẩn bên trong.

(2) Chấp nhận thất nghiệp chờ thời cơ:

- Phát triển kỹ năng: Thời gian thất nghiệp có thể được sử dụng để phát triển kỹ năng mới, tham gia vào các khóa học hoặc đào tạo thêm để nâng cao trình độ chuyên môn.

- Tìm hiểu bản thân: Đôi khi, thất nghiệp cung cấp thời gian để tự tìm hiểu và xác định rõ hơn về mục tiêu nghề nghiệp và định hướng của bạn.

- Lập kế hoạch: Bạn có thể sử dụng thời gian này để lập kế hoạch cụ thể cho việc tìm kiếm công việc hoặc khởi nghiệp sau này, đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị tốt trước khi quyết định tiến vào một ngành mới.

Như vậy, quyết định nên chọn việc trái ngành hay chấp nhận thất nghiệp chờ thời cơ sẽ phụ thuộc vào tình huống cụ thể của bạn. Nếu bạn có khả năng tài chính và đang cân nhắc giữa việc làm trái ngành và thất nghiệp, hãy xem xét các yếu tố như mức độ cần thiết, mục tiêu nghề nghiệp, và tình hình cá nhân để đưa ra quyết định tốt nhất cho bạn.

Nên chọn việc trái ngành hay chấp nhận thất nghiệp chờ thời cơ?

Nên chọn việc trái ngành hay chấp nhận thất nghiệp chờ thời cơ? (Hình từ Internet)

Nên trang bị kỹ năng gì để có thể làm việc trái ngành?

Bởi bạn chỉ là một người "đặc biệt", một cá nhân đôi khi đơn độc trong môi trường hoàn toàn "không dành cho bạn". Bạn có thể bị gục ngã lúc nào khi tham gia vào một công việc trái ngành nếu không kịp trang bị các kỹ năng sau đây:

- Chú trọng các kỹ năng sẵn có

Hãy dành tối đa mọi sự tập trung của mình vào những kỹ năng mà bạn đang sở hữu nếu bạn quyết định chọn một công việc trái ngành, không đúng chuyên môn. Hãy nhấn mạnh thật sâu sắc những khả năng của bạn, bao gồm cả những công việc bạn đã từng trải qua từ thời sinh viên, chẳng hạn như đi làm thêm ở một quán cà phê gần trường,... bạn có thể giao tiếp thành thạo, có một chút vốn ngoại ngữ đủ dùng, có những thành tựu nhất định trong công tác xã hộ ở môi trường đại học, bạn tự tin và bạn sẵn sàng thích nghi với mọi hoàn cảnh. Đó chính là những kỹ năng bạn nên chú trọng khi bước vào một công việc trái ngành.

- Gạt bỏ cái tôi sang một bên

Dù thế nào đi chăng nữa, hãy chấp nhận rằng, bạn đang là một ứng viên không thực sự tiềm năng cho các công việc trái ngành. Mặc dù, bạn xuất sắc trong chuyên môn, chuyên ngành của bạn, bạn sở hữu một bảng điểm tuyệt vời, bạn nhận một tầm bằng tốt nghiệp loại giỏi,... thì cũng hãy gạt nó sang một bên, vì trên thực tế nó không giúp ích được gì cho bạn. Bởi một công việc trái ngành hoàn toàn là một thử thách mới mẻ dành cho bạn, và bạn - một người quá non nớt trong công việc này thì nên chịu khó học hỏi, biết điều một chút trước công việc của mình, đừng quá tham lam và cũng đừng quá đánh giá cao năng lực của bản thân.

- Đầu tư một lá thư xin việc tâm huyết

Làm tốt công tác chuẩn bị ứng tuyển chính là điểm cộng của bạn trong mắt các doanh nghiệp. Nhìn chung, qua một lá thư xin việc, bạn nên tìm cơ hội để khôn khéo bày tỏ những hiểu biết của mình về công việc và doanh nghiệp nhiều nhất. Hãy cho họ thấy rằng, mặc dù đây là công việc trái ngành, bạn không có kinh nghiệm, nhưng bạn đã thực sự nghiêm túc tìm hiểu và nghiên cứu nó.

- Nghiêm túc chỉnh sửa lại CV cũ

Một điều khá chắc chắn là bất kỳ sinh viên nào sau khi ra trường cũng sở hữu cho riêng mình một bản CV xin việc. Nhưng, đừng vội gửi nó cho các doanh nghiệp bạn ứng tuyển công việc trái ngành. Bởi các kỹ năng, trình độ học vấn, kinh nghiệm, sở trường, thành tích bạn viết trong bản CV đó đôi lúc không thật sự phù hợp với yêu cầu của công việc hiện tại. Chính vì vậy, đừng ngại bỏ một chút thời gian và công sức để đầu tư lại cho bản CV của mình.

- Bật nút "Ready" cho mọi cuộc phỏng vấn

Đừng để cuộc gặp gỡ định mệnh giữa bạn với nhà tuyển dụng trở nên "thất bại". Bởi mọi công tác chuẩn bị của bạn là tạo tiền đề và cơ sở cho một cuộc phỏng vấn thành công. Bạn nên chú trọng trong công tác chuẩn bị trước khi vào phỏng vấn và cố gắng tìm hiểu chi tiết, nhiều nhất những thông tin về doanh nghiệp tuyển dụng cũng như công việc mà bạn đang ứng tuyển. Đừng quá e dè và mất tự tin trước nhà tuyển dụng, họ thích sự mạnh dạn và chủ động hơn là thế, nên cố gắng trả lời câu hỏi đúng trọng tâm, đặt ra những thắc mắc thu vị với họ,... Chắc chắn, bạn sẽ thành công mà thôi.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chọn việc trái ngành

Đoàn Thanh Hiền

429 lượt xem
lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào