Nghị định 15/2013/NĐ-CP quy định nhà thầu có nghĩa vụ lập và phê duyệt biện pháp thi công, vậy có thể hiểu là nhà thầu tự chịu trách nhiệm về biện pháp thi công của mình không?
Hiện nay tôi đang công tác tại Công ty cổ phần xây dựng số 11 - Vinaconex. Chúng tôi đang thi công và quản lý chất lượng công trình theo Nghị định 209/2004/NĐ-CP và TCXDVN 371-2006. Tuy nhiên trong quá trình thi công, tôi có một số vấn đề thắc mắc về quản lý chất lượng công trình mà chưa có câu trả lời thỏa đáng. Vậy tôi gửi thư này kính mong Bộ quan tâm và trả lời giúp tôi.
Theo Nghị định 209, điều 25, điểm d, khoản 2 viết: "Kết luận về sự phù hợp với tiêu chuẩn và thiết kế xây dựng công trình được phê duyệt; cho phép chuyển giai đoạn thi công xây dựng, kết quả nghiệm thu được lập thành biên bản...". Như vậy theo Nghị định này thì chỉ khi có Biên bản nghiệm thu giai đoạn kết luận đồng ý nghiệm thu thì mới được phép tiến hành các công việc của giai đoạn tiếp theo. Như vậy tôi thấy không hợp lý với thực tế thi công. Cụ thể như sau:
Đối với công trình xây dựng dân dụng có thể phân chia thành nhiều giai đoạn như: Giai đoạn thi công phần móng, Giai đoạn thi công kết cấu phần thân ... (như theo phụ lục TCXDVN 371-2006). Nếu như tuân theo các yêu cầu của nghị định này thì các công việc của Giai đoạn thi công kết cấu phần thân chỉ được tiến hành khi có biên bản nghiệm thu Giai đoạn thi công phần móng. Thực tế thì Biên bản nghiệm thu giai đoạn thi công phần móng chỉ có khi hoàn thành tất cả các công việc của giai đoạn thi công phần móng và đồng thời có kết quả thí nghiệm cường độ nén mẫu bê tông phần móng ở tuổi 28 ngày. Mà các công việc của giai đoạn thi công kết cấu phần thân (cốt thép, cốp pha cột tầng 1...) lại diễn ra ngay sau khi kết thúc các công việc sau khi đổ bê tông phần móng (tháo dỡ ván khuôn, lấp đất móng...) 1 khoảng thời gian rất ngắn (nhỏ hơn rất nhiều so với thời gian chờ 28 ngày). Do đó ngày ghi trong nhật ký thi công và biên bản nghiệm thu công việc cốt thép, cốp pha cột tầng 1... (thuộc giai đoạn kết cấu phần thân) lại sớm hơn ngày nghiệm thu Giai đoạn thi công phần móng. Như vậy có mâu thuẫn so với các quy định của nghị định 209 này hay không? Nếu không mâu thuẫn thì quy định tại điểm d, khoản 2, điều 25 Nghị định này được giải thích như thế nào?
Tôi là kỹ sư kinh tế mỏ, tốt nghiệp hệ chính quy Trường Đại học Mỏ địa chất năm 2002. Khi ra trường, tôi làm việc cho một Công ty xây dựng nhà nước.
Từ cuối năm 2002 đến năm 2006, tôi bắt đầu được giao nhiệm vụ giám sát kỹ thuật thi công tại hiện trường (cán bộ kỹ thuật B), số lượng tham gia giám sát là 11 công trình (bao gồm 05 công trình dân dụng, 04 công trình công nghiệp và 02 công trình hạ tầng kỹ thuật).
Từ cuối năm 2006 đến nay, tôi chuyển đơn vị và làm cán bộ kỹ thuật của Chủ đầu tư, tham gia giám sát trực tiếp các gói thầu thi công (4 gói thầu; bao gồm 01 công trình công nghiệp và 03 công trình hạ tầng kỹ thuật).
Tháng 6/2007, tôi đã được trường Đại học Xây dựng cấp bằng tốt nghiệp hệ chính quy chuyên ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp.
Tôi đã học xong lớp bồi dưỡng tư vấn giám sát và đã được cấp giấy chứng nhận.
Xin hỏi: Trường hợp của tôi đã đủ điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình hay chưa?
Trong thi công xây dựng công trình chủ đầu tư có được phép cho thành viên liên danh chuyển toàn bộ khối lượng do mình thực hiện cho nhà thầu đứng đầu liên danh không? Nếu không được mà cố tình thực hiện thì bị xử lý như thế nào? Chủ đầu tư có được tạm ứng cho nhà thầu phụ không?
Tôi làm việc tại Ban Quản lý dự án cấp huyện từ tháng 5/2012 đến nay. Đối với công việc giám sát thi công xây dựng công trình, đơn vị tôi thuê đơn vị tư vấn để giám sát thi công; đồng thời bên tôi (chủ đầu tư) thành lập tổ giám sát, quản lý kỹ thuật thi công xây dựng công trình gồm thành viên giám sát chủ đầu tư và thành viên giám sát của đơn vị tư vấn. Từ tháng 5/2012 đến nay tôi tham gia tổ giám sát của chủ đầu tư (chưa có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng) đã đủ 3 năm và số lượng công trình theo Nghị định 59/2015/NĐ-CP. Vậy cho tôi hỏi, theo Nghị định 59/2015/NĐ-CP về cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thì tôi có được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát hạng III không?
Chúng tôi là một nhà thầu đang triển khai thi công xây dựng tại một dự án tại Hà Nội, chủ đầu tư là doanh nghiệp tư nhân. Chủ đầu tư yêu cầu chúng tôi phải xuất trình thủ tục bảo hiểm thiết bị và con người mới cho thanh toán (không quy định trong hợp đồng).
Qua tìm hiểu tại: công văn số 2707/BTC-QLBH ngày 10/3/2009 của Bộ tài chính, Luật kinh doanh bảo hiểm thì bảo hiểm trong hoạt động xây dựng không phải là bảo hiểm bắt buộc. Như vậy, chủ đầu tư yêu cầu như trên có hợp lý hay không?
Vừa qua, Công ty Chúng tôi có ký hợp đồng Tư vấn lập Hồ sơ yêu cầu để chỉ định thầu gói thầu thi công xây dựng công trình (gói thầu dưới 1 tỷ đồng). Chi phí tư vấn lập HSYC này được tính theo Chi phí tư vấn lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng trong Văn bản số 1751/BXD-VP của Bộ xây dựng ban hành. Chúng tôi đã hoàn thành xong hợp đồng tư vấn này (gồm việc lập HSYC và Báo cáo đánh giá HSĐX theo qui định và Chủ đầu tư đã có Quyết định phê duyệt Chỉ định thầu). Sau khi hoàn thành nghiệm thu hồ sơ và thanh lý hợp đồng với Chủ đầu tư. Phía Kho bạc Nhà nước chịu trách nhiệm thanh toán chi phí tư vấn này không đồng ý thanh toán chi phí tư vấn lập HSYC này và giải thích rằng chi phí này thuộc Chi phí Quản lý dự án chứ không phải Chi phí tư vấn lựa chọn nhà thầu như qui định trong văn bản số 1751/BXD-VP.
Vậy tôi xin hỏi lời giải thích của phía Kho bạc nhà nước có đúng không? và Chúng tôi làm cách nào để có thể thanh toán được Chi phí tư vấn mà mình đã thực hiện?
Tôi đang xây dựng nhà 2 tầng trên nền đất cũ và nhà cũ tháo dỡ và thi công sắp xong. Thì được lệnh đình chỉ thi công với lý do ban thanh tra bị điều chuyển và ban thanh tra mới lên thay . Tôi lên gặp ban thanh tra thì ban thanh tra khất hẹn hôm sau giải quyết . hôm sau họ cũng không lên và hôm sau nữa . Vậy xin hỏi theo luật định nhà tôi bao giờ được thi công tiếp. Và bộ hồ sơ tôi đã nộp có vấn đề gì không? Chân thành cảm ơn tòa báo!
Giấy phép hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình DDCN sắp hết hạn, nay tôi xin hỏi thủ tục đổi lại giấp phép như thế nào? ở đâu?
trân trọng cảm ơn!
Người gửi: Đàm Dũng
Tôi tốt nghiệp đại học 10/2010 đã giám sát và thi công hơn 5 công trình xây dựng. Vậy đến tháng 10/2012 này tôi có đủ thời gian để được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công hay không? Xin cảm ơn quý cơ quan đã trả lời câu hỏi của tôi
Le Tan Duan.
Tôi đang chuẩn bị các công việc cho lễ khởi công xây dựng nhà ở mà đã bị chính quyền địa phương lập biên bản xử lý vi phạm và yêu cầu phạt tiền. Như vậy đúng hay sai?
Trịnh Thu Huyền (Quận Hoàn Kiếm)
Kính gửi luật sư, Tôi xin hỏi luật sư 1 số vấn đề như sau về công ty nước ngoài 1/Công ty nước ngoài (chưa thành lập công ty cũng như Văn phòng đại diện tại Việt Nam) khi muốn thi công xây dựng tại Việt Nam với thời gian ngắn 1-2 năm trong các dự án xây dựng, ODA thì có xin được giấy phép xây dựng đó không? Có được phép không? 2/ Công ty nước ngoài( chưa có văn phòng đại diện cũng như pháp nhân tại Việt Nam) có được phép mở tài khoản tại ngân hàng tại Việt Nam để giao dich với các khách hàng Việt Nam hay không? 3/ Khi xin được giấy phép xây dựng 1 dự án rồi, có cần thiết phải mở 1 tài khoản riêng cho dự án này không ? Hay là sử dụng chung tài khoản mà văn phòng đại diện tại Việt Nam đang có cũng được? 4/ Khi kết thúc dự án mà trong tài khoản còn tiền, có được phép chuyển tiền ra nước ngoài hay không? (về công ty mẹ bên Nhật) Xin cảm ơn Luật sư đã quan tâm. Phương
Từ tháng 10/2015, nhà thầu thi công xây dựng dự án nhà ở gần nhà tôi (thuộc quận Tây Hồ) đã tiến hành xây dựng. Trong quá trình xây dựng để vật liệu rơi vãi ra xung quanh, ra đường công cộng, không có phương tiện che chắn gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng rất lớn tới sinh hoạt của dân cư sống xung quanh. Cư dân chúng tôi đã kiến nghị với nhà thầu để có biện pháp chống ô nhiễm môi trường nhưng nhà thầu vẫn chưa thực hiện. Cho tôi hỏi hành vi của nhà thầu thi công bị xử phạt như thế nào ?