Xin chào các anh chị trong Ban biên tập Thư Ký Luật. Em đang nghiên cứu về lĩnh vực chứng khoán và trong quá trình nghiên cứu, em đựơc biết đến khái niệm ngân hàng thanh toán. Vậy Ban biên tập cho em hỏi ai có thẩm quyền lựa chọn ngân hàng làm ngân hàng thanh toán trong giao dịch chứng khoán? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Em rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn.
Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Em tên là Trúc Anh. Em đang có một vấn đề thắc mắc rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Em đang tìm hiểu các tài liệu về lĩnh vực ngân hàng. Trong quá trình tìm hiểu, em được biết đến khái niệm ngân hàng thanh toán trong lĩnh vực chứng khoán. Vậy xin cho em hỏi: ngân hàng thanh toán trong lĩnh vực chứng khoán là gì? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Em rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn.
Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Em tên là Trần Mai. Em đang có một vấn đề thắc mắc rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Em có tìm hiểu về lĩnh vực chứng khoán và được biết hoạt động cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh là một hoạt động kinh doanh có điều kiện. Vậy xin cho em hỏi điều kiện cung cấp dịch vụ bù trừ, thanh toán giao dịch chứng khoán phái sinh là gì? Và văn bản pháp luật nào quy định về điều này? Em rất mong nhận được sự tư vấn từ Ban biên tập. Xin chân thành cảm ơn.
Hỏi về giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, dưỡng sức theo luật BHXH. Theo điều 102 và điều 103 luật BHXH 2014 quy định về thời hạn giải quyết chế độ ốm đau, thai sản,dưỡng sức sau ốm đau, thai sản thì trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người sử dụng lao động, cơ quan BHXH phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
Vậy cho tôi hỏi:
1. Cơ quan BHXH tổ chức chi trả cho NLĐ là chi trả trực tiếp cho từng người lao động hay chuyển tiền về đơn vị rồi đơn vị chi trả cho NLĐ. Nếu chuyển tiền về cho đơn vị thì sau bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận tiền của cơ quan BHXH thì đơn vị chuyển tiền cho NLĐ và khi chuyển tiền về cho đơn vị có giấy tờ gì không?
2. 2% giữ lại để chi trả chế độ ốm đau, thai sản sang năm 2016 là không giữ lại nữa đúng không?
Rất mong sớm nhận được phản hồi từ BHXH để đơn vị có thế thực hiện các quy định theo luật BHXH 2014 kể từ ngày 01/01/2016
Bạn đọc có số ĐTDĐ 0898314xxx gọi đến đường dây nóng của Văn phòng TVPL Báo Lao Động hỏi: Bạn bị mổ ruột thừa cấp cứu tại một bệnh viện tuyến quận, nay đã được xuất viện về nhà. Tuy nhiên, bạn vẫn còn đau âm ỷ, vậy bạn nên đi khám bệnh tại nơi đăng ký khám BHYT ban đầu là Bệnh viện 175 hay trở lại bệnh viện nơi đã mổ ruột thừa để được hưởng BHYT?
Tôi muốn hỏi về chế độ giải quyết thanh toán tiền nghỉ thai sản. Tôi đóng bảo hiểm đã được 1 năm, tôi làm trong biên chế nhà nước. Tôi nghỉ sinh từ tháng 8/2014. Tôi đã nộp đầy đủ hồ sơ nghỉ sinh vào ngày 28/9/2014 để nhận bảo hiểm nhưng đến nay chưa thấy thanh toán. Vậy tôi muốn hỏi kể từ ngày nhận hồ sơ thì trong thời gian bao lâu tôi mới được thanh toán?
Chào các anh chị . Em tên phương ,trươc đây e là giáo viên của trường cấp 3 chư sê,bgiờ là trwơng nguyen binh khiem. Vì lý do skhoẻ nên e nghỉ việc vào tháng 9 năm 2011. Bgiờ e muốn rút tiền bhxh một lần e phải làm những thủ tục giấy tờ gi....? Xin a chị giúp e,vi bgiờ e đang ở quê ngoài bắc rất xa xôi. Mỗi lần đi laị rất khó khăn với em. Nếu rút tiền bhxh thì mất bao nhiêu tgian e mơí đc lãnh tiền. Đây là số dt của em 0903442339. Mong a chị giúp em nhe.thanks.
Câu hỏi: Tôi công tác trong ngành Giáo dục, tham gia Bảo hiểm được 4 năm, từ tháng 01 năm 2009 đến tháng 12 năm 2013 Hiện nay tôi xin nghỉ việc, có quyết định vào ngày 03/01/2014. Vậy Xin cho tôi hỏi về chế độ thanh bảo hiểm như thế nào? Rất mong sự giải đáp! Chân thành cảm ơn! ([email protected])
Phần giá trị tôi đã thanh toán dư trong lần nghiệm thu thứ nhất, khi đưa vào hồ sơ thanh toán lần 2 tôi phải đưa thế nào để giảm trừ phần giá trị dư đó?
Theo Thông tư số: 06/TT-BXD ngày 25/6/2007,của Bộ Xây dựng về việc hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng. Bảng xác định giá trị khối lượng công việc theo Hợp đồng lao động (phụ lục số 2). Chủ đầu tư hướng dẫn: Trong cột Khối lượng thanh toan ghi là theo giá trị dự toán được duyệt; trong cột thành tiền ghi rõ số tiên số tiền đã thẩm tra (VD:2.000.000đ) như vậy có đúng không.
Theo tôi hiểu Hợp đồng thẩm tra là hợp đồng theo tỷ lệ % và giá trị dự toán do chủ đầu tư (Người quyết định đầu tư) phê duyệt. Vậy xin Bộ cho biết khi đã có kết quả thẩm tra đơn vị Tư vấn thanh toán theo đúng giá trị HĐ (Thanh lý HĐ trước khi có Quyết định phê duyệt) có đúng không?
Tháng 3/2010, Tôi ký Hợp đồng lao động với một Công ty, đến cuối tháng 12/2010 khi công ty thanh toán tiền phép cho những người còn dư ngày phép, thì không có tên của tôi, vì lý do tôi chưa làm đủ 12 tháng nên không có ngày phép. Xin hỏi, như vậy có đúng không?
Hiện nay, tôi đang làm thủ tục thanh toán gói thầu xây lắp của công trình Cải tạo, sửa chữa có TMĐT dưới 500 triệu đồng từ nguồn vốn sửa chữa tài sản của đơn vị. Tuy nhiên, khi tôi chuyển hồ sơ thanh toán cho KBNN thì được yêu cầu phải có thanh lý hợp đồng vì đã thanh toán hết 100% giá trị hợp đồng, trong khi đó theo quy định công trình hiện vẫn đang trong thời gian bảo hành 12 tháng và nhà thầu đã nộp bảo lãnh bảo hành. Như vậy, việc KBNN yêu cầu phải có thanh lý hợp đồng, trong khi nhà thầu vẫn đang thực hiện nghĩa vụ bảo hành là đúng không?
Các công trình được thanh toán theo quy định được phê duyệt đầu tư trước 31/10 năm trước. Tại UBND quận tôi cũng theo quy định trên, nhưng do nguồn vốn lúc đầu chưa xác định được nguồn vốn nên ghi trong quyết định phê duyệt là vốn ngân sách. khi công trình có kế hoạch vốn được giao, tiến hành thanh toán thì KBNN lại bắt buộc làm điều chỉnh nguồn vốn tại QĐ phê duyệt BCKTKT ví dụ ngày 28/10/2014 công tình được phê duyệt đầu tư, ghi vốn NS, sang tháng 6 năm 2015 công trình ghi kế hoạch vốn bằng nguồn kết dư ngân sách quận, thì KBNN bắt làm điều chỉnh sang nguồn vốn trên. Xin BTC hướng dẫn để làm đúng thủ tục?
Con em đang học mầm non có bị ốm đi nằm viện 10 ngày và có giấy ra viện. Em mang về trường để thanh toán bảo hiểm. Nhà trường trả cho em 440.000 đồng. Em có thắc mắc cô giáo bảo ngày đầu và ngày cuối bảo hiểm không chi trả. Bảo hiểm thanh toán như vậy có đúng không? Con em tham gia bảo hiểm PJICO số tiền là 100.000 đ
Người hỏi: Phùng Văn Bình ( 21:56 01/01/2016)
Ông Cao Quế Minh (huyện Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh) có con 5 tuổi, đăng ký khám chữa bệnh BHYT tại Bệnh viện Hóc Môn. Ông Minh hỏi, nếu con ông được mổ cắt amidan tại Bệnh viện Nhi đồng 1 thì sẽ được Quỹ BHYT chi trả theo mức nào? Ông Minh có phải xin giấy chuyển viện cho con ông tại Bệnh viện Hóc Môn không?
Yêu cầu kỹ thuật cho thép dùng làm cốt trong công tác bê tông, chúng tôi - Ban Quản lý các dự án ĐTXD chuyên ngành nông nghiệp Kiên Giang áp dụng theo tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 1651-1:2008 và TCVN 1651-2:2008. Khi thí nghiệm thép nếu có sai lệch về khối lượng và kích thước trong phạm vi cho phép theo Bảng 2 của hai tiêu chuẩn nêu trên thì Ban Quản lý mới cho phép đưa vào công trình.
Tuy nhiên, việc thanh toán khối lượng thép như thế nào thì tôi còn lúng túng không biết thanh toán theo thực tế hay thanh toán theo đường kính danh nghĩa. Để việc nghiệm thu, thanh toán thép đúng theo quy định, tôi xin hỏi Bộ Xây dựng như sau:
Hiện nay, thép xây dựng có độ sai lệch về khối lượng so với đường kính thép danh nghĩa, thường độ sai lệch theo chiều hướng âm. Theo tiêu chuẩn TCVN 1651:2008 cho phép sai số khối lượng với tỉ lệ nhất định. Vậy để thanh toán khối lượng thép cho công trình thì phải thanh toán khối lượng thực tế hay thanh toán theo đường kính danh nghĩa của thép?
Chi cục Kiểm lâm là đơn vị QLNN có làm chủ đầu tư công trình xây dựng trụ sở làm việc có giá trúng thầu 4,5 tỷ đồng vào thời điểm T12/2008. Chủ đầu tư và nhà thầu có HĐ xây lắp với hình thức hợp đồng theo đơn giá
ông trình XD trụ sở X khởi công xây dựng tháng 11/2007 và nghiệm thu bàn giao tháng 12/2008. Hợp đồng thi công xây dựng là Hợp đồng trọn gói. Việc thanh toán khối lượng từng giai đoạn và khối lượng tổng nghiệm thu công trình chúng tôi đều phải kiểm tra khối lượng theo thực tế thi công và thực hiện thanh toán theo cách như sau: Ví dụ trong một công tác đã hoàn thành nào đó có khối lượng A là khối lượng thực tế đã thực hiện, B là khối lượng trúng thầu thì sẽ được tính nghiệm thu thanh toán như sau:
(*) - Nếu A <= B: nghiệm thu thanh toán A. (Lấy B - A = C1 thì C1 sẽ không được tính)
- Nếu A > B: Nghiệm thu thanh toán B. (Lấy A - B = C2 thì C2 cũng sẽ không được tính thanh toán).
Do vậy, Nhà thầu sẽ chỉ được thanh toán khối lượng bằng hoặc nhỏ hơn khối lượng trúng thầu (hợp đồng).
Nhà thầu thi công vẫn chấp nhận với cách tính nghiệm thu thanh toán như trên. Nhưng nhà thầu lại yêu cầu là được thanh toán phần khối lượng chênh lệch C2 và bù giá vật liệu theo Thông tư 09/2008/TT-BXD cho phần khối lượng chênh lệch C2 này (Trong giai đoạn thi công, công trình A đã có tính bù giá vật liệu theo Thông tư 09/2008/TT-BXD). Do đó, giữa các bên (Chủ đầu tư, Ban QLDA, Đơn vị thi công) đi đến thống nhất bằng văn bản về việc nghiệm thu thanh quyết toán công trình X với nội dung sau:
- Khối lượng thanh toán sẽ tính theo bản vẽ thi công thực tế;
- Khối lượng thiếu so với bản vẽ thiết kế sẽ lập dự toán bổ sung và trình Chủ đầu tư phê duyệt và thanh toán sau.
Hỏi:
- Việc thanh toán khối lượng theo thực tế của công trình A với cách tính nghiệm thu thanh toán nêu trên (*) có phù hợp với quy định không?
- Việc Đơn vị thi công yêu cầu tính thanh toán phần khối lượng chênh lệch C2 là đúng hay sai? Cũng như tính bù giá theo TT 09/2008/TT-BXD cho phần khối lượng C2 này có được hay không?
- Theo nội dung biên bản thống nhất của các bên như trên thì Ban QLDA có được quyền thanh toán cho Nhà thầu hay không? Việc thanh toán theo nội dung biên bản này có phù hợp với quy định hay không?