Chị A làm việc tại công ty tôi từ 1.7.2004, hợp đồng ký kết giữa hai bên là HĐ không kỳ hạn. Nay, chị A xin nghỉ việc để chuyển sang làm ở công ty khác (nghỉ việc tại công ty tôi ngày 30.6.2013 và đến làm ngay tại công ty mới ngày 1.7.2013). Chị A đã báo trước 45 ngày và công ty đã đồng ý theo đúng luật định về việc chấm dứt HĐ lao động. Báo Lao Động cho tôi hỏi: 1. Chị A có được nhận trợ cấp thôi việc từ năm 2004 đến 2008 hay không khi chị đi làm ngay lập tức tại công ty mới? Tại sao? 2. Nếu công ty tôi phải trả trợ cấp thôi việc cho chị A thì tiền lương căn cứ để tính trợ cấp là tiền lương của 6 tháng liền kề trước ngày 1.1.2009 (thời điểm đóng BH thất nghiệp) hay của 6 tháng liền kề năm 2013 (trước khi chị A nghỉ)? 3. Công ty tôi hiện nay có 5 nhân viên bắt đầu làm việc tại công ty trước năm 2009 (thời điểm đóng BHTN), công ty tôi muốn giải quyết trợ cấp thôi việc luôn cho các nhân viên này. Sau này khi các nhân viên đó nghỉ việc, chúng tôi sẽ không phải làm các thủ tục này nữa. HĐLĐ của họ là HĐ không thời hạn và hiện họ vẫn làm việc tại công ty, chúng tôi có được làm như vậy không? Có được giải quyết chế độ cho họ khi HĐLĐ của họ vẫn còn hiệu lực? Mong sớm nhận được câu trả lời của quý báo.
Ông Phan Đình Lâm (tỉnh Đồng Nai) nhập ngũ tháng 7/1977, đến tháng 3/1982 xuất ngũ nhưng chưa nhận trợ cấp, sau đó chuyển công tác về Lâm trường La Ngà, nay là Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp La Ngà, Đồng Nai. Vừa qua ông Lâm đã chấm dứt hợp đồng lao động với Công ty, tại quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, Công ty chỉ tính trợ cấp thôi việc cho ông từ tháng 3/1982 đến ngày 31/12/2008 mà không thanh toán trợ cấp thôi việc cho thời gian tại ngũ của ông. Ông Lâm hỏi, Công ty đã thực hiện đúng nội dung của Nghị định 05/2015/NĐ-CP chưa?
Ông Nguyễn Xuân Viết (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) nhập ngũ tháng 2/1975. Tháng 8/1987 ông Viết chuyển từ chế độ quân nhân sang công nhân viên quốc phòng. Tháng 8/1989 ông Viết nghỉ thôi việc, hưởng chế độ trợ cấp theo Thông tư số 88-TTg-CN ngày 1/10/1964 của Thủ tướng Chính phủ. Tháng 8/1993 ông Viết vào làm việc tại một doanh nghiệp Nhà nước theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn. Tháng 8/2011, do sức khỏe yếu ông Viết xin nghỉ thôi việc, với thời gian công tác trong quân đội là 14 năm 6 tháng, thời gian làm việc tại doanh nghiệp có đóng BHXH là 18 năm. Ông Viết hỏi, ông có được cộng nối thời gian công tác trong quân đội với thời gian công tác có tham gia BHXH để hưởng chế độ hưu trí không?
Trợ cấp thôi việc với NLĐ đã nghỉ hưu vẫn tham gia làm việc?
Tôi sang Hàn Quốc làm việc từ tháng 10-2009, đến ngày 10-8-2014 sẽ hết hạn hợp đồng về nước. Xin cho biết tôi sẽ được lĩnh tiền trợ cấp thôi việc ở đâu? Thủ tục như thế nào?
Ông Trần Văn Tạo (tỉnh Hà Tĩnh) công tác trong Quân đội từ tháng 3/1966 đến tháng 12/1976. Tháng 1/1977 ông Tạo chuyển về công tác tại Trạm Nông nghiệp máy kéo Nghệ Tĩnh, thôi việc tháng 5/1970 hưởng tiền trợ cấp bằng 25 tháng lương. Ông Tạo hỏi: Trường hợp của ông có đủ 25 năm làm việc liên tục trong Quân đội và làm công nhân thì có thuộc đối tượng được xem xét làm hồ sơ hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng không?
Tôi làm việc ở công ty được 2 năm. Trong quá trình làm việc, do tự ý bỏ việc quá 20 ngày cộng dồn trong 1 năm mà không có lý do chính đáng nên bị công ty sa thải. Nhưng công ty không trả trợ cấp thôi việc cho tôi với lý do tôi bị xử lý kỷ luật sa thải. Vậy, việc công ty không trả trợ cấp tôi việc cho tôi có đúng hay không?
Thời gian tính trợ cấp thôi việc?
Giải đáp vướng mắc của Ngân hàng Phát triển nhà Đồng bằng sông Cửu Long về trường hợp chi trả trợ cấp thôi việc đối với ông Nguyễn Văn Toản và bà Trịnh Hồng Mỹ
Hiện nay công ty tôi có một trường hợp lao động xin thôi việc có thời gian công tác như sau: thomxnklc: Từ năm 1981 đến 1998 làm kế toán trưởng Công ty tôi (công ty nhà nước không áp dụng hợp đồng); Từ năm 1999 đến 2002 chuyên công tác sang làm tại Sở tài chính vật giá; Từ năm 2003 đến nay được điều về làm giám đốc Công ty tôi ( nay đã cổ phần hóa hết); Đến tháng 3/2011 do chuyển quyền sở hữu cổ phần nên người lao động này không làm giám đốc nữa, đến tháng 6/2011 lao động này xin thôi việc. Vậy xin hỏi trường hợp này có được tính trợ cấp thôi việc không?
Tôi làm việc ở một công ty nhà nước từ năm 1988 đến năm 2007 thì công ty chuyển thành công ty cổ phần. Tôi làm việc đến tháng 4/2012 thì tôi làm đơn xin nghỉ việc trước 45 ngày. Tôi xin hỏi: - Tôi có được hưởng trợ cấp thôi việc không? Cách tính trợ cấp thôi việc như thế nào? - Nếu tôi được hưởng trợ cấp thôi việc mà công ty không trả thì tôi phải làm gì? - Tôi có được bảo lưu sổ bảo hiểm xã hội sang công ty khác không?
Chào luật sư, Tôi có ký hợp đồng thử việc với 1 công ty trong vòng 2 tháng bắt đầu từ ngày 26/08/2011 đến ngày 26/10/2011. Sau 2 tháng thử việc tôi vẫn làm việc tiếp nhưng không ký thêm bất cứ hợp đồng nào khác. Đến nay, tôi đã làm việc được 7 tháng (bao gồm 2 tháng thử việc), trong khỏang thời gian đó, tôi hưởng lương theo chế độ lương thử việc và không có quyền lợi nào kèm theo (nghỉ phép, bảo hiểm,...). Đến đầu năm 2012 thì tôi bắt đầu đóng thuế nhưng vẫn chưa có hợp đồng và không nghe nói gì về các khoảng bảo hiểm. Nay, ban giám đốc ra quyết định thôi việc tôi nhưng buộc tôi phải tự viết đơn thôi việc. Vậy tôi xin hỏi luật sư những điều như sau: 1. Công ty làm vậy có sai luật không? Nếu có thì phải giải quyết như thế nào? 2. Khi nghỉ tôi có được trợ cấp thôi việc không? 3. Tôi phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình? Mong sớm nhận được thư hồi đáp từ luật sư. Xin chân thành cảm ơn.
Tôi bắt đầu làm việc cho một doanh nghiệp nhà nước từ năm 1994 và ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn từ 01/01/1995. Mức lương ghi trong hợp đồng năm 1995 là bậc 1/8 CV theo thang bảng lương của Nhà nước. Hiện nay tôi được công ty cử đi làm việc tại dự án của công ty tại nước ngoài với mức lương ghi trên Quyết định bằng USD. Vậy tôi xin hỏi trường hợp tôi xin chấm dứt hợp đồng đúng pháp luật, báo trước 45 ngày, thì tôi sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc theo mức lương nào? Nếu căn cứ vào lương ghi trên hợp đồng lao động cách đây 18 năm thì tôi thấy không phù hợp với quy định lấy mức lương của 6 tháng trước thời điểm thôi việc. Mong hồi đáp sớm của Lụât sư.
Luật sư cho em hỏi. Tiền lương bình quân 6 tháng làm việc cuối khi chấm dứt hợp đồng để tính trợ cấp thôi việc có phải là tiền lương của năm 2008 không ạ? Hay là của năm em chấm dứt hợp đồng. Em nghỉ làm năm 2014. Em cảm ơn luật sư!
Thưa luật sư! Tôi công tác tại công ty từ năm 1995. Được công ty đóng bảo hiểm theo qui định của nhà nước diện nặng nhọc, độc hại. Tới năm 2011, vì có chủ trương di dời, tôi được chuyển sang một chi nhánh khác của tổng công ty. Khi chuẩn bị hồ sơ giấy tờ để chuyển công tác mới, tôi đã được đơn vị cũ trả tiền trợ cấp thôi việc tính từ năm 1995 đến năm 2008 (vì từ năm 2009, công ty đã đóng bảo hiểm thất nghiệp cho công nhân). Vậy xin hỏi luật sư, sang năm 2016, tôi xin thôi việc thì tôi sẽ được hưởng những khoản trợ cấp nào? Nếu tôi chốt sổ đợi đủ tuổi về hưu non (tôi sinh ngày 17/4/1973) thì khi tinh lương hưu là tính theo luật bảo hiểm của thời điểm chốt sổ hay luật của thời điểm về hưu? Xin trân trọng cảm ơn luật sư!