Hiện nay Ban quản lý dự án chúng tôi được Chủ tịch UBND TP. Cà Mau giao làm chủ đầu tư một số công trình cấp III. Chúng tôi đã trình đến cơ quan quản lý xây dựng chuyên ngành thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật. Tôi xin hỏi: Cơ quan xây dựng chuyên ngành thực hiện thẩm định báo cáo kinh tế kỹ thuật, không thuê tổ chức tư vấn thẩm tra thì có đủ cơ sở để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật không? hay bắt buộc phải thẩm tra thì mới đủ cơ sở thẩm định và trình phê duyệt báo cáo kinh tế kỹ thuật?
Công ty chúng tôi hay có các công trình sửa chữa với tổng mức đầu tư nhỏ (dưới 50 triệu đồng), như vậy có cần phải thuê tư vấn thiết kế và thẩm định thiết kế, dự toán không hay có thể tự lập và thẩm định được?
Chúng tôi đang làm Tư vấn quản lý cho 1 dự án nguồn vốn tự có. Tại gói thầu đường dây và biến áp thuộc dự án có vấn đề như sau:
Thiết kế kỹ thuật thi công, văn bản chấp thuận đấu nối của Cty điện lực đồng ý dùng loại cáp Cu/XLPE/PVC/ATA/PVC – Water 3x50 mm2 – 24 kV.
Tại kết quả thẩm định Thiết kế kỹ thuật thi công – dự toán của Sở Công nghiệp thì phần “Những kiến nghị và yêu cầu đối với chủ đầu tư” nêu: Sử dụng loại cáp AL/XLPE/PVC/ATA/PVC – Water 3x50 mm2 – 24 kV thay thế loại cáp trong thiết kế và văn bản đấu nối. Xin lưu ý kết quả thẩm định cũng nêu rõ “…Hồ sơ thiết kế đạt yêu cầu, giá trị thẩm định trên là cơ sở để Chủ đầu tư phê duyệt dự toán, giá trị quyết toán phụ thuộc khối lượng và chủng loại vật tư lắp đặt”
Tôi xin hỏi:
Chúng tôi có thể giữ nguyên loại vật liệu cáp như ban đầu để đúng với văn bản chấp thuận đấu nối của Cty điện lực được không?
Có bắt buộc phải thay đổi vật liệu theo ý kiến thẩm định của Sở Công nghiệp thì vì sao?
Hiện nay, theo quy định của Luật Xây dựng; Nghị định số 16/2005/NĐ-CP; 112/2006/NĐ-CP; Thông tư số 02/2007/TT-BXD; Thông tư số 12/2005/TT-BXD thì nếu chủ đầu tư không đủ năng lực thì thuê đơn vị tư vấn thẩm tra làm cơ sở cho việc thẩm định trước khi phê duyệt Báo cáo KTKT. Vậy: Các dự án thuộc vốn ngân sách nhà nước do UBND huyện quyết định đầu tư thì UBND huyện giao trực tiếp nhiệm vụ cho phòng Công Thương huyện có trách nhiệm tổ chức thẩm định thiết kế BVTC và dự toán để làm cơ sở cho chủ đầu tư trình UBND huyện phê duyệt báo cáo KTKT là đúng hay sai? (vì các chủ đầu tư các xã hầu hết là không đủ năng lực. Nếu thuê đơn vị tư vấn thì UBND huyện rất khó kiểm soát được nguồn vốn …)
Ông Lê Minh Tân công tác tại Sở Công Thương tỉnh Hà Giang đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn về phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng và phí thẩm định thiết kế công trình xây dựng quy định tại Luật Xây dựng.
Theo ông Tân phản ánh, đối với công trình vốn ngân sách Nhà nước thì cơ quan chuyên môn thẩm định thiết kế cơ sở quy định tại Điều 58 và thẩm định thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công và dự toán công trình xây dựng quy định tại khoản 1, 2 Điều 82 Luật Xây dựng.
Đối với công trình vốn khác, cơ quan chuyên môn thẩm định thiết kế cơ sở quy định tại Điều 58 và thẩm định thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công công trình xây dựng quy định tại khoản 3, Điều 82.
Phí thẩm định theo Thông tư số 176/2011/TT-BTC của Bộ Tài chính chỉ quy định phí thẩm định dự án đầu tư xây dựng. Ông Tân hỏi, Chủ đầu tư trình cơ quan chuyên môn thẩm định 2 giai đoạn: Thiết kế cơ sở và thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công hoặc dự toán thì tiền thu như thế nào?
Nếu cơ quan chuyên môn thẩm định không yêu cầu Chủ đầu tư thuê tư vấn ngoài thẩm tra thì số tiền thẩm tra cơ quan chuyên môn có được hưởng không? Trường hợp cơ quan chuyên môn có khả năng thẩm tra thì cơ quan chuyên môn có được vừa thẩm tra, vừa thẩm định không?
Chúng tôi là Ban QLDA giúp chủ đầu tư thực hiện dự án công trình XD thuộc nguồn vốn ngân sách. Sau khi NĐ15/2013/NĐ-CP có hiệu lực. Chúng tôi có thắc mắc một số câu hỏi như sau:
- Tại Điều 21, Khoản 4, mục d. Công tác thẩm tra của Cơ Quan QLNN: Thẩm tra sự hợp lý của hồ sơ TK bảo đảm tiết kiệm chi phí và hiệu quả đầu tư (tóm lại là thẩm tra dự toán ). Vậy chúng tôi có phải thẩm định dự toán theo Điều 10. Khoản 1 của NĐ112/2009/NĐ-CP nữa không?
Theo quyết định số 4008/QĐ-UBND ngày 18/11/2009 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Báo cáo kinh tế kỹ thuật (trên cơ sở Tổng mức đầu tư do Sở xây dựng thẩm định với giá trị là 6,1 tỷ trong đó CP xây dựng là 4,5 tỷ). Nhưng trong tổng mức đầu tư do Sở xây dựng thẩm định và UBND tỉnh phê duyệt tại phần Chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, Sở Xây dựng và UBND tỉnh đã không phê duyệt Chi phí tư vấn lựa chọn nhà thầu với lý do Sở Xây dựng đưa ra "đây là gói thầu chỉ định thầu" nên không phê duyệt chi phí tư vấn lựa chọn nhà thầu, Bên tư vấn đã giải thích đây là gói thầu xây lắp có giá trị 4,5 tỷ nếu không có chi phí tư vấn lựa chọn nhà thầu thì bên nào phải thực hiện (vì đa số chủ đầu tư không có đủ năng lực thực hiện công việc này) nhưng Sở Xây dựng vẫn không bổ sung chi phí tư vấn lựa chọn nhà thầu vào chi phí tư vấn. Do đó các bên tiếp theo cũng không bổ sung chi phí tư vấn lựa chọn nhà thầu vào chi phí tư vấn. Vậy việc Sở Xây dựng thẩm định như vậy có đúng không? Nếu đúng thì việc lựa chọn nhà thầu trong trường hợp chỉ định thầu do bên nào thực hiện?
Lệ phí thẩm định TK BVTC - Dự toán do Chủ đầu tư thẩm định. Chủ đầu tư có được thu lệ phí thẩm định này không? hay đây phải là trách nhiệm của Chủ đầu tư thẩm định mà không phải thu lệ phí. Nếu thu theo mức của TT109/TT-BTC ngày 13/11/2000 có còn phù hợp không? (đối tương thu, định mức). Theo NĐ 12/2009/ND-CP, Khi tham gia ý kiến về Thiết kế cơ sở của các cơ quan xây dựng chuyên ngành còn không được thu phí. Vậy CĐT muốn thu Chi phí thẩm định TKBVTC-DT xem ra không có lý?
Tình huống: Công trình A đuợc phê duyệt tổng mức đầu tư và dự toán tại thời điểm năm 2007, thời điểm thi công diễn ra trong năm 2008.
I. Chủ đầu tư thực hiện điều chỉnh tổng mức theo TT 09/2008/TT-BXD như sau:
1. Phối hợp cùng đơn vị tư vấn thiết kế lập dự toán điều chỉnh.
2. Thuê 01 đơn vị tư vấn có đủ năng lực để thẩm tra dự toán điều chỉnh.
3. Do dự toán điều chỉnh vượt tổng mức đầu tư được duyệt, Chủ đầu tư trình phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư.
II. Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định hồ sơ trình phê duyệt điều chỉnh mức đầu tư công trình A, căn cứ:
1. Hồ sơ điều chỉnh của chủ đầu tư (gồm dự toán, kết quả thẩm tra, Tờ trình).
2. Nội dung thẩm định tổng mức đầu tư qui định tại Điều 6, Nghị định 99/2007/NĐ-CP.
Sau khi thẩm định, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND tỉnh phê duyệt phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư công trình A (giá trị tổng mức đầu tư điều chỉnh bằng giá trị dự toán điều chỉnh do Chủ đầu tư lập và thẩm tra).
III. Sau khi UBND tỉnh phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư công trình A.
1. Đơn vị chức năng kiểm tra, phát hiện: Dự toán điều chỉnh do Chủ đầu tư lập và thẩm tra, ngoài 13 loại vật liệu và một số cấu kiện, bán thành phẩm được điều chỉnh (theo TT 09 và Công văn 1551) còn có một số loại vật liệu khác (chưa có báo cáo riêng xin ý kiến Chủ tịch UBND tỉnh) cũng được tổng hợp điều chỉnh tại dự toán điều chỉnh.
2. Đơn vị chức năng kết luận việc thẩm định điều chỉnh tổng mức đầu tư công trình A của Sở Kế hoạch và Đầu tư là sai do không kiểm tra, kiểm soát được các chủng loại vật liệu chưa đủ điều kiện điều chỉnh theo TT 09 và Công văn 1551 (do chưa có ý kiến Chủ tịch UBND tỉnh) tại dự toán điều chỉnh do Chủ đầu tư trình.
IV. Đề nghị “Chuyên mục Bạn đọc hỏi, Bộ Xây dựng trả lời” tư vấn giúp:
1. Kết luận của Đơn vị chức năng là đã đảm bảo khách quan theo đúng các qui định về quản lý chi phí xây dựng công trình hay không?
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư trong việc thẩm định điều chỉnh tổng mức đầu tư công trình A, có trách nhiệm phải kiểm tra, kiểm soát các đơn giá, chủng loại vật liệu tại dự toán điều chỉnh do Chủ đầu tư trình hay không (theo thẩm quyền và trách nhiệm của các bên tại Thông tư 09/2008/TT-BXD)?
3. Tổng mức đầu tư điều chỉnh được phê duyệt có đảm bảo tính pháp lý hay không? (Vì theo khoản 1, điều 4, Nghị định 99/2007/NĐ-CP “Tổng mức đầu tư xây dựng công là chi phí dự tính của dự án được xác định theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này. Tổng mức đầu tư là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình”).
Công trình A hiện nay đang thực hiện công tác quyết toán A-B; chưa có quyết định phê duyệt quyết toán của UBND tỉnh.
Đối với các gói thầu dịch vụ tư vấn (như: khảo sát, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc khảo sát lập dự án đầu tư hoặc chuẩn bị đầu tư khác) có giá gói thầu dưới 500 triệu đồng thì được chỉ định thầu theo quy định tại Điều 20 của Luật Đấu thầu, quy trình chỉ định thầu thực hiện theo Điều 41 của Nghị định 58/CP.
Theo quy định tại khoản 8 Điều 41 Nghị định 58/CP quy định: “Trường hợp được phép áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với gói thầu được thực hiện trước khi có quyết định đầu tư thì tổ chức được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án tiến hành việc lập và phê duyệt dự toán theo quy định tại khoản 3 Điều 20 của Luật Đấu thầu”.
Tuy nhiên, theo quy định tại khoản 3 Điều 20 của Luật Đấu thầu quy định: “Trước khi thực hiện chỉ định thầu, dự toán đối với gói thầu đó phải được phê duyệt theo quy định”.
Để phục vụ cho công tác quản lý dự án, cũng như việc quản lý đấu thầu được tốt. Tôi muốn hỏi: Đối với các gói thầu chuẩn bị đầu tư (như: khảo sát, lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật hoặc khảo sát lập dự án đầu tư) có giá gói thầu dưới 500 triệu đồng (thậm chí chỉ vài chục triệu đồng) có phải do chủ đầu tư phê duyệt dự toán hay không? Vì việc thẩm định và phê duyệt công tác chuẩn bị đầu tư như trên không được quy định trong Nghị định số 16/CP, Nghị định số 112/CP và cả trong Nghị định 12/CP của Chính phủ mới ban hành.
Hỏi:
Vừa rồi, tôi bị thanh tra giao thông xử phạt với vi phạm là đỗ xe ở nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”. Cho tôi hỏi, thanh tra giao thông xử phạt tôi như vậy có đúng với thẩm quyền không?
Độc giả Đình Huy
Xin hỏi hiện nay có bao nhiêu loại trang thông tin điện tử? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp cho các cơ quan báo chí?
Trường hợp ông A có thẻ Nhà báo thuộc cơ quan Báo Văn hóa, có được làm phó 1 cơ quan báo chí khác (Tạp chí Văn nghệ Gia Lai) và làm Phó Chủ tịch Hội Văn học - Nghệ thuật Gia Lai không?
Độc giả: Trần Quốc Thành - Sở Thông tin và Truyền thông Gia Lai
thanhtt*****@gmail.com
Cá nhân tham gia công tác từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay, đã giữ các chức vụ: Giám đốc Sở, Ban, Ngành tỉnh, Bí thư Thành uỷ, Huyện uỷ với tổng thời gian gần 20 năm, có đạt tiêu chuẩn đề nghị Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất không?
Cá nhân đã được tặng Bằng khen Thủ tướng Chính phủ, 05 năm tiếp theo liên tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đạt danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” có đạt tiêu chuẩn đề nghị Nhà nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba không?