Việc đòi lại nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài khi cho cơ quan, tổ chức mượn nhưng đang được sử dụng cho cá nhân ở thì việc lấy lại nhà ở được thực hiện như thế nào?
Trong trường hợp nhà của người Việt Nam định cư ở nước ngoài cho các cơ quan, tổ chức trong nước thuê, mượn mà nay đang sử dụng vào mục đích an ninh, quốc phòng lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng hoặc thuộc khu vực không quy hoạch làm nhà ở thì giải quyết ra sao?
Người Việt Nam định cư ở nước ngoài trước khi xuất cảnh có ủy quyền cho người khác quản lý nhà ở , nay nếu có yêu cầu đòi lại nhà có được giải quyết hay không? Cơ sở đòi lại nhà là gì?
Đối tượng nào được cấp Giấy chứng nhận sở hữu nhà ở theo Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11 ngày 27/7/2006 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội về giao dịch dân sự về nhà ở được xác lập trước ngày 01 tháng 7 năm 1991 có người Việt Nam định cư ở nước ngoài tham gia (Nghị quyết số 1037/2006/NQ-UBTVQH11 )?
Tôi có câu hỏi tương tự về thủ tục, giấy tờ để xin xác nhận tình trạng nhà đã được trả lời Cổng giao tiếp điện tử UBND HN trả lời như dưới. Tuy nhiên, khi quy chiếu về mục b, khoản 2, Điều 3 Thông tư 07/2013/TT-BXD ngày 15/5/2013 của Bộ Xây dựng thì không có thông tin gì, cụ thể mục b quy định như sau: "-...phải xin xác nhận về thực trạng nhà ở và chỉ 1 lần"
Người hỏi: Trần Lê Dung ( 11:51 08/08/2015)
Kính chào Ban biên tập - Cổng Giao tiếp Điện tử TP Hà Nội. Tôi muốn làm hồ sơ vay gói 30 nghìn tỷ của Chính phủ. Nhưng đang gặp khó khăn trong vấn đề xác nhận tình trạng nhà ở tại phường tôi đang thuê trọ. Hiện tại tôi đang thuê trọ và đã có sổ tạm trú KT3, khi làm sổ tạm trú tôi đã phải trình với công an rất nhiều giấy tờ liên quan. Khi tôi ra UBND phường và vào phòng 1 cửa để xin xác nhận tình trạng nhà ở là tôi đang thuê trọ tại địa chỉ đăng ký tạm trú thì phía 1 cửa bắt tôi phải xuất trình rất nhiều giấy tờ khác nữa. Mặc dù trước đây khi làm KT3 công an đã thu những giấy tờ đó rồi. Theo tôi nghĩ chỉ cần mang theo sổ tạm trú KT3 là đủ chứng minh tôi đang thuê trọ và tình trạng nhà ở vì chính UBND là đơn vị quản lý tại địa phương rồi. Vậy được hỏi: Khi đi đến UBND phường để xác nhận tình trạng nhà ở (mình đang thuê trọ) tại địa phương thì tôi cần phải xuất trình những giấy tờ nào? Có văn bản pháp luật nào quy định điều đó không? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người hỏi: Mai Thanh Luân ( 14:12 20/01/2015)
Tôi là mẹ liệt sỹ, hiện nay tôi đang sống trong ngôi nhà xuống cấp và có nguy cơ sụp đổ. Được biết quyết định 22 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc hỗ trợ người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng về nhà ở. Tôi đã làm đơn đề nghị gửi phòng Lao động, Thương binh và xã hội huyện quan tâm xem xét hỗ chợ kinh phí để tôi xây dựng mới ngôi nhà của mình từ năm 2013. Tuy nhiên tới thời điểm hiện nay là tháng 7/2014 tôi nhận được câu trả lời của UBND huyện là, “Đến nay sở xây dựng thành phố - là cơ quan chủ trì chưa có văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện”: Vậy tôi xin hỏi câu trả lời của UBND huyện như vậy có đúng không. Trân trọng cảm ơn.
Người hỏi: Bùi Văn Khoa ( 14:26 15/07/2014)
Tôi là Đỗ Mạnh Hà, hiện đang sống tại khối 10 - phường Vạn Phúc - quận Hà Đông - HN. Tôi nhận thấy mặc dù Hà Tây đã sáp nhập về HN từ rất lâu tuy nhiên ở phường tôi chưa có số nhà nên việc giao dịch liên lạc gặp rất nhiều phiền toái. Kính đề nghị Ban biên tập cho biết bao giờ phường Vạn Phúc - Hà Đông được gắn số nhà! Xin trân trọng cảm ơn!
Người hỏi: Đỗ Mạnh Hà ( 06:56 07/07/2014)
Xin hỏi một vấn đề như sau: Bố tôi là thương binh 3/4 suy giảm khả năng lao động là 47%, về hoàn cảnh nhà ở là hư hỏng nặng, dột lát, xuống cấp tháng 4/2014 phá đi đang xây dựng lại mới, hiện đang xây dựng dở rang. Xin hỏi bố tôi bây giờ làm thủ tục làm đơn xin hỗ trợ xây dựng nhà mới đối với người có công có được không, nếu được thì thủ tục như thế nào, trình tự ra sao. (Xin được nói thêm là nhà tôi từ trước tới giờ chưa được nhà nước hỗ trợ gì về nhà ở đất ở)
Người hỏi: Nguyễn Thị Hương ( 04:08 27/05/2014)
Theo Bản đồ quy hoạch khu đô thị Xala, phường Phúc La, quận Hà Đông, Hà Nội, có 2 tuyến đường thông ra Sộng Nhuệ (phía Đông Nam khu đô thị) sang bên Tòa nhà BMM và Hemisco. Tuy nhiên, Chủ đầu tư KĐT Xala lại bịt 2 tuyến đường này bằng các kiốt và rào sắt. Thấy Chủ đầu tư KĐT Xala nói là các tòa nhà ở KĐT Xala đã được bàn giao cho Quận Hà Đông, nhưng các tuyến đường trong khu đô thị Xala chưa bàn giao nên họ có quyền chắn các tuyến đường này. Vậy kính đề nghị UBND TP.Hà Nội chỉ đạo các cơ quan chức năng xem xét lại vấn đề này, sao lại có sự vô lý như vậy để người dân bên Hemisco và BMM không có lối đi. Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của quý Cơ quan.
Người hỏi: Cao Ngọc Quang ( 08:21 10/02/2014)
Kính đề nghị quý báo cho tôi hỏi một số vấn đề sau: Về việc mở cửa sổ, cửa thông hơi, ban công
- Điểm 2.8.12 – QCXD VN 01 : 2008/BXD Quy chuẩn xây dựng: Không quy định về việc mở cửa sổ, cửa thông hơi, ban công.
- Tuy nhiên, việc mở cửa sổ, cửa thông hơi, ban công theo quy định tại Điểm 6.5 - TCXD VN 353 - 2005 “Nhà ở liên kế - Tiêu chuẩn thiết kế”:
6.5.31.2-Không được phép mở tất cả các loại cửa nếu tường nhà xây sát với ranh giới lô đất hoặc ranh giới nền nhà thuộc quyền sử dụng của người khác. Chỉ được phép mở cửa nếu tường xây cách ranh giới lô đất, ranh giới nền nhà 2.0m trở lên.
6.5.31.2-Trường hợp khu đất kê cận chưa có công trình được xây dựng hoặc là công trình thấp tầng thì được phép mở các loại cửa thông gió hoặc cửa kính cố định lấy ánh sáng. Cạnh dưới của các loại cửa nầy phải cách mặt sàn tối thiểu là 2.0m. Tất cả các cửa nầy phải chấp nhận không được sử dụng khi công trình kế cận được xây dựng lên.
Kính đề nghị quý báo giúp đỡ tôi: Tính pháp lý của TCXD VN 353 - 2005 “Nhà ở liên kế - Tiêu chuẩn thiết kế” hiện nay còn hiệu lực hay không?
Theo quy định tại Thông tư 17/2014/TT-BXD, người lao động được vay từ gói hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng để mua nhà ở thương mại có tổng giá trị không quá 1,05 tỷ đồng. Tôi dựa vào thông tin này để nộp tiền đặt cọc mua 1 căn hộ thuộc dự án Full House tại quận Bình Tân, TP.Hồ Chí Minh và hồ sơ xin vay vốn. Tuy nhiên, ngân hàng Vietinbank (Chi nhánh 6, TP. Hồ Chí Minh) đã từ chối xét duyệt khoản vay. Lý do được đưa ra là điều kiện vay theo Thông tư số 17/2014/TT-BXD (không quá 1,05 tỷ) chỉ áp dụng cho các đối tượng làm trong cơ quan Nhà nước. Đối với các đối tượng vay khác thì áp dụng điều kiện đủ là diện tích căn hộ phải nhỏ hơn 70m2 và đơn giá phải dưới 15 triệu/m2. Tôi xin hỏi, ngân hàng trả lời như vậy có đúng không?
Tôi đang công tác tại trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà Nội. Tháng 11/2015 tôi có mua chung cư Đặng Xá, Gia Lâm và muốn vay gói 30.000 tỷ đồng. Theo hướng dẫn của cán bộ Ngân hàng, tôi về UBND phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai, Tp. HN để xin giấy xác nhận thực trạng nhà ở (hiện nay tôi đang thuê trọ tại địa chỉ ngõ 194/11 Thanh Đàm, phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai) và được cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn nộp đầy đủ hồ sơ và hẹn 7 ngày xác minh trả kết quả. Đến nay, tôi được UBND phường mời lên và trả lời, không thể xác minh được vì tôi thuê trọ, không phải thuộc diện ở nhờ nhà người thân, họ hàng theo BM03-VHTNO, vậy xin hỏi, có văn bản hướng dẫn nào quy định về trường hợp ở trọ mà xin giấy xác nhận thực trạng nhà ở không? Theo BM03-VHTNO thì nếu không có người thân họ hàng cho ở nhờ, hoặc không có nhà ở diện tích nhỏ thì không được vay gói 30.000 tỷ đồng.
Tôi đang làm việc tại 1 doanh nghiệp tư nhân và đăng ký tạm trú dài hạn (KT3) tại UBND phường Minh Khai, quận Hai Bà Trưng. Tháng 3/2015, tôi làm hồ sơ mua nhà ở xã hội tại Dự án Ecohome 2 phường Đông Ngạc, quận Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội do Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại Thủ Đô làm Chủ đầu tư. Theo yêu cầu của Chủ đầu tư, trong hồ sơ tôi phải có Giấy xác nhận về hộ khẩu và thực trạng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân theo Thông tư số 08/2014/TT-BXD ngày 23/5/2014 của Bộ Xây dựng.
Nhưng hồ sơ của tôi không đạt đủ điểm để mua nhà ở xã hội tại Dự án này nên tôi đã rút hồ sơ để mua nhà thương mại theo gói 30.000 tỷ đồng. Khi đó, mẫu Giấy xác nhận về hộ khẩu và thực trạng nhà ở của hộ gia đình, cá nhân lại theo Thông tư số 17/2014/TT-BXD ngày 18/11/2014 của Bộ Xây dựng.
Hiện tôi đã ký hợp đồng mua nhà với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Chi nhánh Tây Hà Nội và đóng 30% giá trị hợp đồng. Phía ngân hàng yêu cầu tôi xin lại Giấy xác nhận theo Thông tư số 17/2014/TT-BXD nhưng UBND phường Minh Khai không cấp lại với lý do Giấy xác nhận trên chỉ cấp 1 lần. Do đó, hồ sơ của tôi không thể hoàn thiện được. Kính đề nghị Quý cơ quan xem xét, tháo gỡ vấn đề trên để tôi hoàn thiện hồ sơ mua nhà.
Vừa qua, tôi mua 01 căn chung cư của Công ty xây dựng số 1 Điện Biên thông qua Sàn giao dịch bất động sản Mường Thanh. Tôi cũng đã tiếp cận để vay tiền mua nhà thuộc gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng, tuy nhiên đây không phải là nhà ở xã hội.
Nay, gia đình có nhu cầu bán căn chung cư trên. Tôi đã tham khảo ý kiến tại ngân hàng, văn phòng công chứng và được hướng dẫn, khi tôi thanh toán đủ tiền căn chung cư cho ngân hàng và giải chấp tại văn phòng công chứng thì được chuyển nhượng. Nhưng khi tôi hoàn tất các thủ tục thì Sàn giao dịch bất động sản Mường Thanh lại cho biết, tôi không thể thực hiện thủ tục sang tên do đã vay mua nhà thuộc gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng.
Tôi muốn biết, trường hợp này tôi có được thực hiện thủ tục sang tên không? Nếu có thì theo hướng dẫn tại văn bản nào?
Hiện tại tôi đang gặp khó khăn trong việc xác định tổng chi phí bảo trì để đưa vào tính giá cho thuê nhà công vụ. Xin Bộ Xây dựng vui lòng hướng dẫn cụ thể như sau:
Tại khoản 3 điều 11của Thông tư số 01/2014/TT-BXD ngày 16/01/2014 của Bộ Xây dựng có hướng dẫn phương pháp xác định giá cho thuê nhà công vụ, trong công thức có yêu cầu phải xác định được chi phí "Bt" là tổng chi phí bảo trì nhà chung cư bình quân (đồng/năm).
Tại điểm b, khoản 2, điều 11của Thông tư số 01/2014/TT-BXD qui định: "chi phí bảo trì là toàn bộ chi phí cho việc duy tu, bảo dưỡng thường xuyên, sửa chữa định kỳ và sửa chữa đột xuất nhằm duy trì chất lượng của nhà ở công vụ; chi phí cho công tác bảo trì công trình do chủ đầu tư tính toán, xác định trên cơ sở quy trình bảo trì công trình xây dựng do nhà thầu thiết kế lập."
Tôi đang gặp khó khăn là: Phần quy trình bảo trì do tư vấn lập thì đã có rồi, có nêu cấu kiện nào sau thời gian bao lâu sẽ sửa chữa định kỳ hay thường xuyên phải sửa bộ phận nào của công trình.
Như vậy tổng chi phí bảo trì để đưa vào tính giá phải xác định như thế nào?
Ví dụ: Qui trình bảo trì nêu: công trình có niên hạn sử dụng 25 năm, phần mái tole phải thường xuyên thay mới 5 năm một lần. Như vậy dự toán cho chi phí bảo trì để tính giá cho thuê có phải tính cho 5 lần thay mái (chi phí được lập tại thời điểm tính dự toán) có tính trượt giá đến 25 năm sau? Còn phần chi phí sửa chữa đột xuất thì làm sao biết được mà đưa vào tính giá cho thuê nhà công vụ hay phải dự kiến hoặc lập dự toán bảo trì hàng năm và hàng năm sẽ điều chỉnh giá cho thuê nhà công vụ?
Bà Trần Hoài Thu (thuhoai_79@...) phản ánh: Theo quy định tại Thông tư số 07/2013/TT-BXD của Bộ Xây dựng, nhà ở thương mại có diện tích nhỏ hơn 70m2 đối với nhà thấp tầng là “có diện tích sàn nhà ở nhỏ hơn 70m2 và diện tích khuôn viên đất nhỏ hơn 70m2”.
Theo bà Thu hiểu, nếu mua nhà ở thấp tầng thì tổng diện tích sàn nhà và khuôn viên đất là dưới 140m2. Bà Thu muốn biết, bà hiểu như vậy có đúng không?
Theo phản ánh của ông Nguyễn Đức Quý (email: nguyenducquy308@...), thương binh hạng 2/4, hiện gia đình ông đang tiến hành sửa chữa nhà ở do bị hư hỏng nặng. Ông vừa được biết đến chính sách hỗ trợ người có công xây, sửa nhà ở. Tuy nhiên, chính sách mới này đến ngày 15/6/2013 mới có hiệu lực thi hành. Ông Quý băn khoăn liệu trường hợp này gia đình ông có được hỗ trợ theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ không?
Tương tự, bà Võ Thị Kim Quy (email: nhanvothanh@...) là con liệt sỹ. Gia đình bà cũng đang chuẩn bị xây nhà mới bởi nhà ở hiện tại đã dột nát không ở được trong mùa mưa tới.
“Tôi đã được tham khảo quy định mới về việc hỗ trợ xây sửa nhà ở cho hộ gia đình có công. Chúng tôi rất mong được hỗ trợ 40.000.000 đ như quy định để xây nhà vì gia đình chúng tôi đang phải vay mượn tiền để làm nhà”.
Tuy nhiên, theo bà Quy được biết, đến ngày 15/6, chính sách này mới có hiệu lực, đồng thời phải chờ hướng dẫn của các đơn vị chức năng. Bà Quy hỏi, nếu bà tiếp tục xây nhà như dự kiến, thì sau này bà có được hỗ trợ nữa không?
Gia đình ông Đỗ Văn Ngân (email: ngandv@...) đang thờ cúng bác ruột là liệt sỹ. Ông Ngân muốn được biết gia đình có được hưởng hỗ trợ theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ không?
Theo phản ánh của ông Nguyễn Trung Chính (email: trungchinhva@...), bố ông thuộc đội quân tình nguyện Việt Nam sang giúp nước bạn Lào từ năm 1971 - 1979. Khi phục viên do nhà cháy mất hết giấy tờ gốc, bố ông có đề nghị và đã được cấp lại quyết định phục viên, nhưng chỉ còn bản sao.
Vừa qua, được biết có chính sách hỗ trợ sửa chữa và xây mới nhà ở, ông có tham khảo ý kiến của đơn vị thực hiện chính sách tại địa phương về trường hợp của bố ông nhưng được cán bộ trả lời, bản sao quyết định phục viên không có hiệu lực, nên gia đình ông không thuộc đối tượng được hỗ trợ xây sửa nhà. Ông Chính thắc mắc, cán bộ trả lời như vậy có đúng không?
Theo phản ánh của bà Hồ Ngọc Thu (email: hoadao5982@...) bố bà là người có công với cách mạng, được trao tặng Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng. Hiện nay bố bà đã chết, mẹ bà không có lương, chỉ có khoản tiền tuất hàng tháng. Vậy, gia đình bà có được hỗ trợ sửa chữa nhà ở theo chính sách mới ban hành không?
Còn bà Vũ Phương (email: phuongmocaynam@...) muốn được biết trường hợp một gia đình có chồng và con là liệt sỹ, chưa được hỗ trợ về nhà ở. Nay, người thờ cúng đã qua đời, các con còn lại tiếp tục thờ cúng liệt sỹ. Vậy, người thờ cúng liệt sỹ hiện nay đang gặp khó khăn về nhà ở thì có được hỗ trợ theo chính sách mới này không?
Xin Cổng GTĐT Hà Nội cho tôi hỏi: 1. Văn bản QPPL mới nhất của TP Hà Nội quy định về nhà ở cho người có thu nhập thấp? (Số, ngày tháng ban hành). Tôi có thể xin file văn bản này được không? 2. Cơ quan nào quản lý việc mua bán, nhà cho người có thu nhập thấp? Xin cảm ơn!
Người hỏi: Nguyễn Hồng Liên ( 08:27 14/12/2010)