Thân chào luật sư ! Em làm việc ở công ty từ 22/09/2014, theo thỏa thuận ban đầu giữa em và công ty thì :sau 1 tháng thử việc, sẽ ký hợp đồng chính thức, và sau 3 tháng ký hợp đồng sẽ được đóng bảo hiểm. ngày 22/10/2015 em ký hợp đồng làm việc 1 năm, theo như hợp đồng thì đến ngày 22/01/2015 em phải có bảo hiểm, nhưng đến nay công ty vẫn chưa đóng bảo hiểm cho em, mặc dù em đã nhắc nhiều lần. Đến 22/10/2015 em kết thúc hợp đồng, luật sư cho em hỏi e có thể thanh lại phần bảo hiểm mà đáng lý ra em đã được đóng từ 22/01/2015 không? Và trong thời gian bao lâu kể từ ngày kết thúc hợp đồng, thì công ty phải thanh toán toàn bộ lương và bảo hiểm cho em và em có phải khi bàn giao toàn bộ công việc xong mới được hưởng lương hay không ? nếu trong thời gian đó công ty không thanh toán cho em thì phải làm sao ?
Hiện nay gia đình tôi có xẩy ra tranh chấp về chia tài sản thừa kế (không có di chúc). Vậy xin luật sư cho biết quy định của pháp luật về chia thừa kế theo pháp luật ra sao. Người được thừa kế theo pháp luật như thế nào. Nếu con của người có tài sản để lại mà chết thì cháu được thừa kế như thế nào.
gia đinh ông bà Cửu có tài sản gồm đất đai nhà cửa đã được cấp GCNQSD đất. ông bà chết không để lại di chúc. ông bà có 5 người con. theo biên bản họp gia đình tài sản ông bà được chia đều cho 2 người con trai. Người con trai đầu chết tháng 6 năm 2011. Bà cửu chết tháng 10 năm 2011. Như vậy tài sản ông bà để lại có được chia cho vợ của người con trai đầu không. Được được thì phải lập hồ sơ như thế nào. Xin chân thành cảm ơn.
Mẹ tôi mất năm 2004, sau đó tôi chuyển đến nhà bà ngoại sinh sống. Đến năm 2013, bà ngoại tôi cũng mất và không để lại di chúc. Vừa rồi các dì và cậu của tôi đã làm thủ tục khai nhận và phân chia căn nhà của bà, nơi tôi đang sinh sống, mà không hỏi ý kiến của tôi. Trong tờ tường trình quan hệ nhân thân cũng không có tên mẹ tôi và tôi. Vậy cho tôi hỏi, mẹ tôi và tôi có quyền hưởng thừa kế di sản của bà tôi không?
Hành vi nào bị coi là tội phạm gây ô nhiễm môi trường, tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại, tội vi phạm quy định về phòng ngừa sự cố môi trường? Người phạm tội này bị xử ly như thế nào?
Hiện chúng tôi đang rất bức xúc về việc anh Nguyễn Văn Tình tái sử dụng 1 lò gạch thủ công,và có ý định xây thêm 1 lò gạch thủ công với công suất 70 vạn/1 lò, và lò gạch chỉ cách nhà dân 40m. Chúng tôi có gửi đơn lên Xã,Huyện nhưng đã lâu không thấy phản hồi lại. Vậy tôi viết đơn này mong sở Tài nguyên Môi trường Hà Nội xem xét,cử người có trách nhiệm đến và xem xét để việc sử dụng lò gạch thủ công được chấm dứt và nhân dân 2 thôn chúng tôi không bị ngộ độc khói lò nữa.
Tôi muốn hỏi Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành Phố Hà Nội một việc như sau: Tại sao bây giờ các cấp chính quyền Phường Đại KIm, Quận Hoàng Mai vẫn cho ngang nhiên chôn người chết mới tại nghĩa trang Đại Từ giữa lòng Thủ đô, bên cạnh liền kề bao hộ dân đang sinh sống, gây ô nhiễm môi trường, tổn hại đến Ngân sách Nhà nước sau này di chuyển. Chúng tôi đã có ý kiến nhiều lần tới chính quyền của 2 cấp trên nhưng vẫn làm nghơ. Tôi muốn hỏi trách nhiệm này thuộc về ai ? Xin cảm ơn.
Người hỏi: Nguyễn Ngọc Quang ( 14:42 19/03/2013)
Ở cạnh thôn tôi có trung tâm sau cai nghiện ma túy số 2 Hà Nội, trung tâm đã nhiều năm nay cho một cơ sở chế biến nhựa từ rác thải, thuê mặt bằng làm nhà xưởng và tổ chức sản xuất tận dụng lao động từ học viên. Trong khi sản xuất nấu nhựa, giặt phế liệu gây ra tiếng ồn, nước giặt phế liệu xả thẳng ra môi trường và nghiêm trọng hơn khi nấu nhựa khí thải xả ra môi trường không khí xung quanh mùi hắt khó chịu ngửi lâu thấy đau đầu buồn nôn khó thở nhân dân trong thôn ai ai cũng bức súc. Vậy chúng tôi phải kiến nghị nên cấp nào có thẩm quyền giải quyết sự việc trên?
Hàng xóm nhà tôi có 02 hộ, 1 hộ chăn nuôi vịt và 1 hộ nấu rượu nuôi lợn. Hộ nuôi vịt ngay cạnh nhà tôi, khi thời tiết nắng nóng+mưa ẩm ướt mùi chấu vịt bốc lên hôi thối làm ảnh hưởng tới sức khỏe và môi trường xung quanh. Mặc dù chăn nuôi nhưng chấu đã qua sử dụng không được tập kết tiêu hủy đúng quy định, không rắc vôi bột hoặc khử trùng xung quanh khu vực nuôi. Tôi cũng đã nhắc nhở nhiều lần nhưng không được.
Còn hộ nấu rượu nuôi lợn, mùi phân lợn bốc lên rất hôi thối, tôi cũng đã có ý kiến với trưởng thôn nhưng trưởng thôn nói chỉ có thể nhắc nhở chứ không thể can thiệp được. Vậy những người sống cạnh 02 hộ này như gia đình tôi thì phải làm sao? Kính mong Quý Sở cho tôi lời tư vấn.
Hiện nay cơ sở sơn xe máy Anh Tùng tại số nhà 125 đường 2/4 -vạn thắng -Nha Trang :hàng ngày sơn xe ,bụi sơn bay ra xung quanh các hộ xung quanh ,lấn chiếm lòng lề đường ,đổ nước gây mất vệ sinh ,đây là kh vực rất đông dân cư ,vậy đề nghị các cơ quan chức năng giải quyêt để đảm bảo sức khỏe cho người dân
Tôi thấy trên website của sở có đăng tin: Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT) Khánh Hòa đã tiến hành kiểm tra công tác bảo vệ môi trường (BVMT) của Nhà máy chế biến cà phê Mê Trang. Công ty đã tiến hành nâng cao các ống khói nhằm tăng độ khuếch tán khí thải ra môi trường.
Nhà máy chế biến thủy sản SeaFood F17 cũng nằm trong khu dân cư, hàng ngày Lò hơi đốt hàng tấn than, hấp sấy nguyên liệu nhưng 2 ống khói của nhà máy rất thấp, quá trình xử lý khí thải không tốt gây ô nhiễm không khí rất nặng ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân xung quanh. Mặc dù nhân dân đã phản ánh rất nhiều đến giám đốc của nhà máy thậm trí là tổ chức họp dân có sự tham gia của giám đốc nhà máy, và nhà máy cũng chỉ hứa nhưng không thấy khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường.Vậy Sở tài nguyên có biết tình trạng ô nhiễm trong khu vực nay chưa? Đã cho đã kiểm tra nhà máy và đưa ra biện pháp khắc phục chưa? Chúng tôi kiến nghị sở nên khảo sát thực tế tình trạng ô nhiễm xung quanh nhà máy và tiếp xúc trực tiếp các hộ dân xung quanh thay vì hỏi cán bộ nhà máy (họ sẽ có các biện pháp che dấu).
Thực hiện quyết định di dời cơ sở ô nhiễm môi trường, công ty tôi thông báo mức hỗ trợ cho người lao động (NLĐ) gồm 0,5 tháng lương cơ bản nhân hệ số lương nhân số năm công tác. Một số công nhân không đồng ý mức hỗ trợ này vì cho rằng thấp hơn so với quy định của Nhà nước. Vậy quy định cụ thể thế nào?