Tư vấn về nhận di sản khi hàng thừa kế ở nước ngoài đã mất

Ba em đã mất được 3 năm nhưng hiện đến nay việc chuyển tên sổ đỏ nhà đất vốn do ba em đứng tên sang cho mẹ em vẫn chưa được thực hiện. Hiện nay gia đình em còn bà nội, mẹ và 3 người con kể cả em nữa.   Lúc ba em mất ông nội vẫn còn sống và nay ông vừa qua đời vào tháng 8/2010. Bây giờ chính quyền địa phương yêu cầu cần có giấy chứng tử của ông nhưng do ông và bà là người quốc tịch Mỹ nên hiện thời chưa thể có vì phía Mỹ cần giữ.  Như em được biết thì theo hàng thừa kế thứ nhất thì vợ được thừa kế. Vậy xin luật sư cho em ý kiến giải quyết về vấn đề nay và có nhất thiết phải có giấy chứng tử của ông không? Em xin chân thành cảm ơn!

Chào bạn!

Theo quy định tại điều 676 Bộ luật dân sự quy định về hàng thừa kế như sau:

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Do đó trường hợp của bạn không rõ ba bạn mất trước hay ông nội bạn mất trước. Nếu ba bạn mất trước thì di sản mà ba bạn để lại còn rắc rối hơn (do các cô chú có quyền thừa kế phần di sản mà ông nội được hưởng của ba).

Hiện tại thì theo mình hiểu di sản của ba bạn đang có mẹ, bà nội, ông nội, và ba anh em nhà bạn là đồng thừa kế phần di sản do ba bạn để lại.

Chúc bạn thành công!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào