Chuyển nhượng nhà đất

Kính gửi luật sư cho tôi hỏi? Hiện nay, Bà nội tôi muốn chuyển nhượng quyền sở hữu đất và ruộng vườn cho bố tôi là con trai trưởng để thờ cúng. Nhưng bố tôi được hướng dẫn là phải họp gia đình toàn bộ 6 anh em và bà cùng ký vào đồng ý, họ mới giải quyết chuyển nhượng. Có cách nào để không phải họp đại gia đình không ạ? Sổ đỏ đứng tên ông tôi, hiện ông đã mất, nhưng lúc sắp mất ông đã di chúc miệng cho bố mẹ tôi và trao sổ đỏ nhà cho bố mẹ tôi. Mặt khác, trong quá trình sống, để xây dựng nhà ở và cưới vợ cho con trai, bà tôi đã vay tiền của mẹ tôi và hứa tră, nhưng đến nay vẫn chưa trả. Bà muốn chuyển nhượng nhà để bố tôi thờ cúng, còn đất canh tác để trả nợ mẹ tôi. Mong luật sư tư vấn giúp tôi các thủ tục để nhanh gọn, và không xảy ra tranh chấp. Trong trường hợp bà tôi đứng ra bán  hoặc cho tặng  nhà cho bố tôi để chuyển nhượng tên sổ đỏ có được không? có cần phải họp đại gia đình của bà không?
Vấn đề bạn quan tâm, xin tư vấn như sau:

1. Tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân là tài sản chung của vợ chồng. Do đó bà bạn không có toàn quyền định đoạt tài sản đó mà cần phải có sự đồng thuận của những người đồng thừa kế là đúng.


2. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực.

3. Nợ của bà bạn nếu là nợ cá nhân thì bà bạn phải có nghĩa vụ thanh toán bằng tài sản của mình.

Do đó, trước khi phân chia di sản thừa kế thì phải phân chia tài sản chung của ông bà bạn. Sau đo di sản thừa kế sẽ được chia theo di chúc, nếu có di chúc và di chúc hợp pháp, hoặc phân chia theo luật, và trường hợp này sẽ chia đều cho hàng thừa kế thứ nhất (vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết)

Trân trọng.

 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào