Chế độ cho người lao động sau khi thôi việc
Chào bạn,
Bạn đã làm việc gần 14 tháng , bạn nói bạn có báo trước và bàn giao công việc trước khi nghỉ nhưng không nói rõ có báo trước 30 ngày đối với hợp đồng xác định thời hạn như thời hạn bạn đã làm hay chưa, nếu không đúng thời hạn này bạn vi phạm luật lao động về thời gian báo trước trước khi nghỉ việc. Tuy nhiên việc cty không ký HĐLĐ và không đóng BHXH và BHYT là Công ty đã làm sai luật, bạn có thể khiếu nại Liên đoàn lao động tại nơi Cty bạn đặt trụ sở để buộc Cty đóng bổ sung cho bạn.
Lưu ý từ 1/1/2009 không còn áp dụng chế độ trợ cấp thôi việc mà hưởng trợ cấp thất nghiệp khi bạn làm đủ 12 tháng trở lên và Cty có đóng BH thất nghiệp. Nếu cty không đóng BH thất nghiệp, bạn có quyền yêu cầu đóng bổ sung.
Bạn phải chứng minh đã làm đủ thời gian làm việc bạn đã nêu bằng bảng chấm công, bảng lương thực nhận và các giấy tờ liên quan khác nếu có. Khi đó Liên đoàn lao động sẽ yêu cầu cty bạn phải thực hiện đúng nghĩa vụ đối với Người lao động.
Chúc bạn sớm giải quyết.
LS Nguyễn Trường Hồ
Bạn đã làm việc gần 14 tháng , bạn nói bạn có báo trước và bàn giao công việc trước khi nghỉ nhưng không nói rõ có báo trước 30 ngày đối với hợp đồng xác định thời hạn như thời hạn bạn đã làm hay chưa, nếu không đúng thời hạn này bạn vi phạm luật lao động về thời gian báo trước trước khi nghỉ việc. Tuy nhiên việc cty không ký HĐLĐ và không đóng BHXH và BHYT là Công ty đã làm sai luật, bạn có thể khiếu nại Liên đoàn lao động tại nơi Cty bạn đặt trụ sở để buộc Cty đóng bổ sung cho bạn.
Lưu ý từ 1/1/2009 không còn áp dụng chế độ trợ cấp thôi việc mà hưởng trợ cấp thất nghiệp khi bạn làm đủ 12 tháng trở lên và Cty có đóng BH thất nghiệp. Nếu cty không đóng BH thất nghiệp, bạn có quyền yêu cầu đóng bổ sung.
Bạn phải chứng minh đã làm đủ thời gian làm việc bạn đã nêu bằng bảng chấm công, bảng lương thực nhận và các giấy tờ liên quan khác nếu có. Khi đó Liên đoàn lao động sẽ yêu cầu cty bạn phải thực hiện đúng nghĩa vụ đối với Người lao động.
Chúc bạn sớm giải quyết.
LS Nguyễn Trường Hồ
Thư Viện Pháp Luật