Đã ly hôn xong nay lại tranh chấp tài sản
Chào bạn! Theo nội dung bạn trình bày tôi xin góp một số ý như sau:
1. Cô bạn chỉ là người thuê nhà chứ không phải là chủ sở hữu căn nhà đó,nhà nước mới là chủ sở hữu nên khi cô bạn đi xuất cảnh, cô bạn không còn bất cứ quyền gì trong căn nhà đó.
2. Sau khi cô bạn không còn cư ngụ, người con trai được nhà nước tiếp tục ký hợp đồng thuê và sau đó làm thủ tục mua hóa giá, chính thủ tục này mới khẳng định quyền sở hữu, và cũng theo quy định chung, khi tạo lập được tài sản trong thời kỳ hôn nhân thì đó là tài sản chung của 2 vợ chồng,
Vì vậy giấy chủ quyền ghi tên cả 2 người ( mà dù chỉ ghi tên 1 người nhưng tài sản trong thời kỳ hôn nhân thì vẫn là tài sản chung và khi giao dịch cơ quan chức năng vẫn yêu cầu cà 2 vợ chồng có mặt và ký kết ).
3. Tuy nhiên trong trường hợp nguồn gốc căn nhà trên thuộc quyền sở hữu của cô dượng bạn nhưng vì 1 lý do nào đó nhà nước quản lý, hoặc trước đây cấp cho cô dượng bạn theo 1 tiêu chuẩn nào đó thì có thể yêu cầu Tòa xem xét để giải quyết hơp tình hợp lý.
Tất nhiên trên tất cả nếu gia đình bạn hòa giải được thì vừa không bị thiệt hại về tài sản ( án phí, chi phí tố tụng, thời gian v.v..) vừa giữ được tình cảm trong gia đình.
4. Khi có yêu cầu mời luật sư tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi của gia đình bạn, bạn có thể gặp trực tiếp luật sư để trao đổi và thỏa thuận ( thường thì chi phí trọn gói cho một vụ kiện từ sơ thẩm đến phúc thẩm và kết thúc việc thi hành án vào khoản 3-5 % giá trị tài sản tranh chấp) vì có rất nhiều loại chi phí tùy thuộc theo tính chất phức tạp hay đơn giản, gần xa, nhanh hay chậm v.v...
1. Cô bạn chỉ là người thuê nhà chứ không phải là chủ sở hữu căn nhà đó,nhà nước mới là chủ sở hữu nên khi cô bạn đi xuất cảnh, cô bạn không còn bất cứ quyền gì trong căn nhà đó.
2. Sau khi cô bạn không còn cư ngụ, người con trai được nhà nước tiếp tục ký hợp đồng thuê và sau đó làm thủ tục mua hóa giá, chính thủ tục này mới khẳng định quyền sở hữu, và cũng theo quy định chung, khi tạo lập được tài sản trong thời kỳ hôn nhân thì đó là tài sản chung của 2 vợ chồng,
Vì vậy giấy chủ quyền ghi tên cả 2 người ( mà dù chỉ ghi tên 1 người nhưng tài sản trong thời kỳ hôn nhân thì vẫn là tài sản chung và khi giao dịch cơ quan chức năng vẫn yêu cầu cà 2 vợ chồng có mặt và ký kết ).
3. Tuy nhiên trong trường hợp nguồn gốc căn nhà trên thuộc quyền sở hữu của cô dượng bạn nhưng vì 1 lý do nào đó nhà nước quản lý, hoặc trước đây cấp cho cô dượng bạn theo 1 tiêu chuẩn nào đó thì có thể yêu cầu Tòa xem xét để giải quyết hơp tình hợp lý.
Tất nhiên trên tất cả nếu gia đình bạn hòa giải được thì vừa không bị thiệt hại về tài sản ( án phí, chi phí tố tụng, thời gian v.v..) vừa giữ được tình cảm trong gia đình.
4. Khi có yêu cầu mời luật sư tham gia tố tụng để bảo vệ quyền lợi của gia đình bạn, bạn có thể gặp trực tiếp luật sư để trao đổi và thỏa thuận ( thường thì chi phí trọn gói cho một vụ kiện từ sơ thẩm đến phúc thẩm và kết thúc việc thi hành án vào khoản 3-5 % giá trị tài sản tranh chấp) vì có rất nhiều loại chi phí tùy thuộc theo tính chất phức tạp hay đơn giản, gần xa, nhanh hay chậm v.v...
Thân ái chào bạn !!!
Thư Viện Pháp Luật