Phân chia thừa kế theo luật định

Ba của tôi trước khi mất có để lại di chúc với khối tài sản là 1,8 tỷ đồng. Trước tôi còn có 2 người anh, người anh cả đã có gia đình và sinh được 2 cháu nhưng không may anh ấy đã mất trước ba tôi.trong di chúc ba tôi có nói là tôi và anh 3 mỗi người được 200 triệu, và mỗi cháu được 150 triệu. Vậy cho tôi hỏi số tài sản còn lại được chia ra làm sao.mẹ tôi đã mất. Mong luật sư có thể trả lời giúp tôi trong thời gian sớm nhất.

Chào bạn,

Do thông tin bạn cung cấp không đầy đủ nên rất khó để tư vấn chính xác trường hợp của bạn. Tuy nhiên tôi sẽ đưa ra một số ý kiến để bạn tham khảo.

Khi phân chia di sản cho những người thừa kế cần chú ý các nội dung sau:

+ Có di chúc hay không có di chúc? nếu có di chúc thì di chúc đó hợp pháp hay không? Phải tuân thủ về mặt hình thức, nội dung,..đã được quy định rất rõ trong Bộ luật dân sự 2005 và cụ thể tại Điều 652 như sau:

“Di chúc hợp pháp 

1. Di chúc được coi là hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép;

b) Nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật.

2. Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý.

3. Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực. 

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp, nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau đó những người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng hoặc chứng thực”. 

+ Nếu di chúc hợp pháp rồi thì khi phân chia di sản theo di chúc phải loại trừ trường hợp những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc quy định tại Điều 669 Bộ luật dân sự 2005:

«Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó, trừ khi họ là những người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 642 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 643 của Bộ luật này:

1. Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

2. Con đã thành niên mà không có khả năng lao động”.

+ Việc phân chia di sản theo di chúc được quy định tại Điều 684 Bộ luật dân sự:

“1. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trong trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu huỷ do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

3. Trong trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản”.

+ Chú ý thứ tự ưu tiên thanh toán quy định tại Điều 683 Bộ luật dân sự 2005 về các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:

“1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;

2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu;

3. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;

4. Tiền công lao động;

5. Tiền bồi thường thiệt hại;

6. Thuế và các khoản nợ khác đối với Nhà nước;

7. Tiền phạt;

8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác;

9. Chi phí cho việc bảo quản di sản;

10. Các chi phí khác”.

+ Cách thức phân chia di sản theo di chúc được quy định tại Điều 684 Bộ luật dân sự 2005 như sau:

“1. Việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

2. Trong trường hợp di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu huỷ do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

3. Trong trường hợp di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản”.

Còn rất nhiều nội dung khác nữa cũng được quy định trong phần thứ tư Thừa kế trong Bộ luật dân sự năm 2005 bạn tham khảo thêm nhé.

Giả định cho trường hợp của ban như sau:

- Mẹ bạn mất trước ba bạn;

- Ba của bạn trước khi mất có để lại di chúc (hợp pháp) với khối tài sản là tiền mặt 1,8 tỷ đồng.

- Không có ai rơi vào trường hợp người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc (Điều 669 Bộ luật dân sự 2005)

- Không có các nghĩa vụ về tài sản (Điều 683 Bộ luật dân sự 2005) 

- Những người thừa kế hiện nay (1,8 tỷ) chỉ có: 4 người

+ Phân chia di sản theo di chúc: 1,8 tỷ sẽ được chia theo đúng nội dung của di chúc trước, (phần còn lại sẽ tiếp tục được phân chia theo pháp luật)

Bạn: 200 triệu

Anh 3 của bạn: 200 triệu

02 cháu con Anh cả (anh 2) của bạn: 150 triệu/mỗi cháu

Tổng cộng: 200 triệu + 200 triệu + 150 triệu + 150 triệu = 700 triệu

+ Phân chia di sản theo pháp luật:

Số tiền còn lại là 1,1 tỷ (1,8 triệu – 700 triệu ) 

Số tiền 1,1 tỷ sẽ chia thành 3 phần (Anh 2, Anh 3, Bạn) thì mỗi phần sẽ được khoảng 366,666 triệu

Do Anh 2 bạn đã chết nên 2 cháu con của Anh 2 sẽ được hưởng phần của cha mình lẽ ra được hưởng nếu còn sống. Đây là trường hợp Thừa kế thế vị được quy định tại Điều 677 Bộ luật dân sự:

"Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống."

Vậy 2 con Anh 2 sẽ được hưởng 1 phần là (khoảng 366,666 triệu)
Anh 3 hưởng 1 phần (khoảng 366,666 triệu)
và bạn 1 phần (khoảng 366,666 triệu)

__________________________________________________

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thừa kế

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào