Đòi tiền thành tội!
Chào bạn!
Vì không được nghiên cứu hồ sơ vụ án nên tôi chỉ xin được đưa ra một số ý kiến nhận định trên cơ sở nguyên tắc chung như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đang phân vân trong việc có thể thay đổi tội danh giữa "tội cướp tài sản" và tội "cưỡng đoạt tài sản" hay tội khác......
Tại Bộ luật hình sự năm 1999 thì tội "cướp tài sản" được quy định tại điều 133 được hiểu như sau: "Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản..." Còn tội "cưỡng đoạt tài sản" được quy định tại điều 135 BLHS thì: "Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản..."
Như vậy, sự khác nhau giữa hai tội danh này là ở chỗ: một tội là dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc, và một tội là đe dọa sẽ dùng vũ lực...Ở tội cưỡng đoạt tài sản thì việc "Đe dọa sẽ dùng vũ lực" là đe dọa sẽ dùng sức mạnh vật chất (có thể là gián tiếp hoặc trực tiếp) và có khả năng gây thiệt hại đến tính mạng, sưc khỏe của người khác nếu không đạt được mục đích chiếm đoạt tài sản. Hành vi này khác với hành vi "Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khăc" đối với tội cướp tài sản.
Ở tội cướp tài sản thì việc đe dọa dùng vũ lực được thực hiện ngay tức thì, còn đối với tội cưỡng đoạt tài sản thì việc dùng vũ lực này sẽ diễn ra trong tương lai. Giữa hành vi đe dọa và dùng vũ lực ở tội cưỡng đoạt tài sản này có khoảng cách về thời gian. Ở đây người bị đe dọa có điều kiện suy nghĩ, cân nhắc, đưa ra quyết định đối với hành vi đe dọa đó.
Như vậy trong trường hợp của bạn nêu ra, đã có việc bạn và người nhà sử dụng vũ lưc (hành hung) người bị hại nên việc cơ quan điều tra và VKS xác định tội danh của bạn và những người liên quan là "cướp tài sản" theo tôi là hoàn toàn có căn cứ. Tuy nhiên nếu bạn thấy không thỏa mãn, bạn có thể làm đơn khiếu nại đề nghị xem xét thay đổi tội danh gửi Thủ trưởng cơ quan CSĐT hoặc Viện trưởng VKSND để xem xét theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Vì không được nghiên cứu hồ sơ vụ án nên tôi chỉ xin được đưa ra một số ý kiến nhận định trên cơ sở nguyên tắc chung như sau:
Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn đang phân vân trong việc có thể thay đổi tội danh giữa "tội cướp tài sản" và tội "cưỡng đoạt tài sản" hay tội khác......
Tại Bộ luật hình sự năm 1999 thì tội "cướp tài sản" được quy định tại điều 133 được hiểu như sau: "Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản..." Còn tội "cưỡng đoạt tài sản" được quy định tại điều 135 BLHS thì: "Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản..."
Như vậy, sự khác nhau giữa hai tội danh này là ở chỗ: một tội là dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc, và một tội là đe dọa sẽ dùng vũ lực...Ở tội cưỡng đoạt tài sản thì việc "Đe dọa sẽ dùng vũ lực" là đe dọa sẽ dùng sức mạnh vật chất (có thể là gián tiếp hoặc trực tiếp) và có khả năng gây thiệt hại đến tính mạng, sưc khỏe của người khác nếu không đạt được mục đích chiếm đoạt tài sản. Hành vi này khác với hành vi "Đe dọa dùng vũ lực ngay tức khăc" đối với tội cướp tài sản.
Ở tội cướp tài sản thì việc đe dọa dùng vũ lực được thực hiện ngay tức thì, còn đối với tội cưỡng đoạt tài sản thì việc dùng vũ lực này sẽ diễn ra trong tương lai. Giữa hành vi đe dọa và dùng vũ lực ở tội cưỡng đoạt tài sản này có khoảng cách về thời gian. Ở đây người bị đe dọa có điều kiện suy nghĩ, cân nhắc, đưa ra quyết định đối với hành vi đe dọa đó.
Như vậy trong trường hợp của bạn nêu ra, đã có việc bạn và người nhà sử dụng vũ lưc (hành hung) người bị hại nên việc cơ quan điều tra và VKS xác định tội danh của bạn và những người liên quan là "cướp tài sản" theo tôi là hoàn toàn có căn cứ. Tuy nhiên nếu bạn thấy không thỏa mãn, bạn có thể làm đơn khiếu nại đề nghị xem xét thay đổi tội danh gửi Thủ trưởng cơ quan CSĐT hoặc Viện trưởng VKSND để xem xét theo quy định của pháp luật.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật