Chào Luật sư Tôi đang có 1 tình huống rất muốn được sự tư vấn hỗ trợ từ phía Luật sư. Tôi có thể tóm tắt thời gian công tác của tôi như sau: Tôi bắt đầu đi làm tại 1 Công ty CP xây dựng (có 51% vốn nhà nước) từ tháng 3/2005 và được đóng BHXH từ tháng 4/2005. Các hợp đồng lao động tôi đã ký với Công ty: - Hợp đồng 1 năm: 4/2005 - 4/2006 - Hợp đồng 2 năm: 4/2006 - 4/2008 - Hợp đồng 3 năm: 4/2008 - 4/2011 Ngày 27/4/2010 tôi nộp đơn xin nghỉ việc tại công ty và đến ngày 30/5/2010 tôi chính thức nghỉ việc (hết thời hạn 30 ngày theo Luật định) Ngày 12/7/2010 Công ty mới ký quyết định nghỉ việc và trả lại sổ BHXH cho tôi. Khi nhận sổ BHXH tôi mới biết trong 5 năm công tác tôi không được nângnlương, mặc dù tôi không bị kỷ luật hoặc có sai phạm gì trong quá trình làm việc. Trong sổ BHXH của tôi năm 2009, BHXH đã ghi hệ số lương của tôi được tăng lên thành 2.65 nhưng không hiểu sao con số đó lại bị gạch đi, con số được ghi lại là 2.34 và được đóng dấu của công ty (trong sổ BHXH có 2 phần: 1 bên do BHXH ghi và đóng dấu, 1 bên do Công ty ghi và đóng dấu) Hiện nay tôi đang làm việc cho 1 cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng, tiền lương của tôi được tính theo hệ số lương cơ bản và vẫn phải ký hợp đồng thử việc với hệ số lương là 0.85 x 2.34 = 1.99 Tôi muốn hỏi Luật sư: 1. Công ty cũ của tôi làm như vậy có đúng không? (theo chế độ thì sau 3 năm phải tăng hệ số lương cho tôi, nếu không tăng thì phải có lý do chính đáng hoặc có văn bản giải trình với BHXH và tôi về việc không tăng lương) 2. Nếu Công ty cũ đã làm sai thì tôi có thể khiếu nại ở đâu và trình tự các bước thực hiện ra sao? (trụ sở công ty tôi ở Hà Nội còn tôi công tác trong chi nhánh tại Tp. Hồ Chí Minh) 3. Cơ quan tôi mới làm việc đưa ra hệ số lương của tôi như vậy có hợp lý không khi tôi xin vào làm việc trong cùng ngành xây dựng? (nếu việc làm này là đúng thì sau 5 năm làm việc tôi lại được hưởng lương bằng với thời điểm mới ra trường) Tôi cũng xin nhấn mạnh thêm rằng: năm 2005, ngoài tôi còn có 2 người nữa cùng vào làm việc nhưng đến nay hệ số lương của họ vẫn là 2.34, mặc dù họ vẫn tiếp tục làm việc cho công ty. Rất mong sớm nhận được sự Tư vấn từ Luật sư. Xin trân trọng kính chào./.
Chào bạn,
Theo quy định tại phần 2 Thông tư số 28/2007/TT-BLĐTBXH ngày 05/12/2007 đã sửa đổi khoản 4, mục V Thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH và khoản 4, mục V Thông tư số 14/2003/TT-BLĐTBXH như sau:
“4/ Chế độ nâng bậc lương
Chế độ nâng bậc lương theo khoản 2, Điều 6, Nghị định số 114/2002/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
a) Doanh nghiệp có trách nhiệm phối hợp với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời xây dựng quy chế nâng bậc lương hàng năm trong doanh nghiệp. Quy chế nâng bậc lương phải bảo đảm công bằng, khuyến khích người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao, tay nghề giỏi có nhiều đóng góp cho doanh nghiệp và công bố công khai trong doanh nghiệp.
Quy chế nâng bậc lương phải có các nội dung sau:
- Đối tượng được nâng bậc lương;
- Điều kiện và tiêu chuẩn nâng bậc lương và nâng bậc lương sớm đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc;
- Thời hạn nâng bậc lương đối với từng chức danh hoặc nhóm chức danh nghề, công việc;
- Thời điểm xét nâng lương hàng năm đối với người lao động.
b) Căn cứ vào quy chế nâng bậc lương, hàng năm doanh nghiệp lập kế hoạch và tổ chức nâng bậc lương đối với người lao động và công bố công khai trong doanh nghiệp.
c) Chế độ nâng bậc lương đối với người lao động phải được thể hiện trong hợp đồng lao động và thoả ước lao động tập thể”.
Bạn cập nhật lại căn cứ pháp lý đã nói ở trên trong phần trả lời lần trước nhé,
Chúc bạn vui,