Bồi thường trong tai nạn giao thông

Chào các vị luật sư, cháu có 1 vấn đề muốn hỏi: Cháu có 1 người cô, cách đây mấy ngày đã bị mất do tai nạn giao thông. Hôm đó cô cháu ngồi sau xe máy của 1 người họ hàng chở cô về quê, khi đi đến địa phận Hưng Yên thì bị 1 chiếc xe ô tô đi ngược chiều, lấn sang phần đường của chiếc xe máy và đâm thẳng vào xe của cô cháu. Hậu quả là cô ý chết tại chỗ và người họ hàng kia thì được đưa bệnh viện cấp cứu, đã mổ và được kết luận là chấn thương sọ não, đến giờ không biết sống được hay là chết. Được biết người lái xe máy có đầy đủ giấy tờ xe, bằng lái và bảo hiểm và trong kết luận điều tra của công an thì cho biết chính chiếc ô tô đã đi ngược chiều và gây ra tai nạn này. Và cô cháu thì có chồng và 2 con trai, đứa lớn 11 tuổi và đứa bé 8 tuổi. Vậy luật sư cho cháu hỏi trong trường hợp này người lái xe ô tô sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào. Nếu bị phạt tù thì cao nhất là bao nhiêu năm, hay nếu phải đền bù thì mức đền bù là bao nhiêu,  có phải chịu 1 phần tiền nuôi 2 đứa con của cô cháu không?

Chào bạn!

Trường hợp của bạn và những thông tin bạn đưa ra tôi trao đổi như sau:
Người lái xe điều khiển chiếc xe đi ngược chiều, lấn sang phần đường và đâm vào chiếc xe máy, hậu quả là cô bạn đã chết tại chỗ và người kia thì bị thương nặng. Trong kết luận điều tra đã xác định lỗi của chính chiếc xe ô tô đi ngược chiều kia gây tai nạn. Như vậy có thể nói người lái xe ô tô kia đã phạm vào Điều 202 Bộ Luật Hình sự.


Điều 202 của BLHS quy định:

" 1. Người nào điều khiển phương tiện GTĐB mà vi phạm quy định về an toàn GTĐB gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn  giao thông;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng."

Việc bạn hỏi trong trường hợp nêu trên người lái xe sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào sẽ do Hội đồng xét xử quyết định theo các tình tiết diễn biến của vụ án.

Trân trọng.

 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào