Xin luật sư cho tôi hỏi là : Ông nội và bà nội tôi có căn nhà năm 1954 . Năm 1983 , bà mất , năm 1992 , ông mất. Ông bà có 5 người con , cha tôi là người con trai thứ nhất sinh năm 1929, còn lại là 4 cô em gái , 1 người đã chết năm 2002 ( chồng mất và không có con ) . Năm 1954 cha tôi đi tập kết ra bắc , năm 1976 - trở về sài gòn ở - năm 1977 - do gia đình các em xích mích với tôi nên tôi phải quay ra bắc lại . Năm 1987 , tôi trở về sài gòn sinh sống cùng ông nội và các cô . Năm 1991 , các cô tôi lại đuổi gia đình tôi đi . Căn nhà của ông bà tôi để lại chưa có sổ hồng , chỉ có kê khai 1977 cùng giấy mua bán tay của ông tôi . Năm 1999 , cô tôi đăng ký kê khai nhà đất . Năm 2001 nhà nước quy hoạch lấy 1 phần nhà làm đường , được tiền bồi thường 35 triệu , các cô tôi đã gọi cha tôi đến ký bản giấy tay , do các cô tôi tự viết và nói cha tôi nhận 10 triệu và không được nhận phần nhà nữa (không có sự hiện diện của chúng tôi ) , do cha tôi không biết chữ , không biết đọc và chỉ viết tên trong giấy tay . Các cô tôi đã bán 1 phần căn nhà khoảng 15m năm 2009 bằng giấy tay , không hỏi ý kiến cha tôi . Ngày 13/5/2009 , tôi nộp hồ sơ được UBND phường hòa giải , anh em tự giải quyết thương lượng với nhau , nhưng không thành Ngày 27/7/2009 - tôi được cha tôi ủy quyền gửi đơn yêu cầu phân chia tài sản chung đến tòa án thì tôi hỏi tòa án , tòa án yêu cầu phải có giấy sổ hồng . Hiện nay tôi chưa đi liên hệ được ở nơi nào . Tháng 5/7/2010 cha tôi mất . Nay tôi xin hỏi với những giấy tờ trên , tôi có thể liên hệ tòa án để phân chia tài sản hay không ? Và bằng cách nào ? Hay tôi chỉ có thể nộp đơn xin ngăn chặn tại UBND phường không cho làm thủ tục cấp giấy chứng nhận cho căn nhà hay không ? Vì hiện nay cô tôi đang cư ngụ tại căn nhà đó . Hoặc tôi có thể nộp đơn tại UBND quận xin ngăn chặn được không ? Tòa án sẽ giải quyết như thế nào ? Xin chân thành cám ơn !
Chào bạn,
Không hiểu sao bài của bạn đề ngày 14/9/2010 mà đến bây giờ mới gửi đến Luật sư để tư vấn. Về việc của bạn, ý kiến của tôi như sau:
1. Qua nội dung bạn kể thì có nghĩa tòa án thụ lý nhưng trước đó cần phải có sổ hồng (có lẽ chưa chính xác lắm vì sổ hồng là cho công trình còn sổ đỏ là cho đất-có sổ đỏ cũng được mà). Thực ra không nhất thiết như vậy, ví dụ Điều 136 Luật Đất đai quy định là có giấy tờ thuộc khoản 1, 2, 5 Điều 50 và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.
2. Về nguyên tắc, đất đang có tranh chấp thì UBND sẽ không cho giao dịch. Tuy nhiên việc bạn nêu lại không đơn giản, ví dụ có thể đã hết thời hiệu khởi kiện chia di sản (bạn hết quyền đòi chia di sản) nên trong một số trường hợp người ta có thể quyết khác đi, đó là chưa kể đến việc cố tình hay vô ý làm sai.
3. Tòa quyết như thế nào chủ yếu dựa trên chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và diễn biến tại phiên tòa. Khi đó bạn phải cố gắng thuyết phục được tòa là bạn có lý.
Chúc bạn thành công!