Muốn rút tên ra khỏi ĐKKD và không muốn cho mượn nhà làm ĐKKD
Việc xin rút khỏi thành viên của Cty TNHH phải được lập thành văn bản cuộc họp thành viên, quyết nghị của Hội đồng thành viên về việc xin rút khỏi cty của một thành viên. Tuy nhiên, đây là Cty TNHH hai thành viên, khi bạn rút hẳn ra khỏi cty thì phải kết nạp thành viên mới và bạn chuyển nhượng phần vốn của bạn cho thành viên mới.
Sau đó, phải nộp Biên bản họp thành viên và Nghị quyết của HĐ thành viên Cty cho Sở kế họach đầu tư (tỉnh, Thành phố nơi trụ sở bạn đóng) thông qua các vấn đề nêu trên. Nếu Cty không làm các thủ tục này thì Sở kế họach đầu tư không biết có sự thay đổi. Bạn có quyền khiếu nại lên Sở kế họach đầu tư hoặc khởi kiện ra Tòa án nếu thành viên còn lại gây thiệt hại cho bạn.
Việc thuê nhà là Hợp đồng dân sự thỏa thuận giữa chủ nhà với bên thuê. Việc chủ nhà không cho thuê nữa thì thông báo trước với bên thuê theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng hoặc cho một thời hạn để bên thuê dọn đi. Nếu bên thuê cố tình không dọn đi, chủ nhà có quyền khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Chào bạn,
Sau đó, phải nộp Biên bản họp thành viên và Nghị quyết của HĐ thành viên Cty cho Sở kế họach đầu tư (tỉnh, Thành phố nơi trụ sở bạn đóng) thông qua các vấn đề nêu trên. Nếu Cty không làm các thủ tục này thì Sở kế họach đầu tư không biết có sự thay đổi. Bạn có quyền khiếu nại lên Sở kế họach đầu tư hoặc khởi kiện ra Tòa án nếu thành viên còn lại gây thiệt hại cho bạn.
Việc thuê nhà là Hợp đồng dân sự thỏa thuận giữa chủ nhà với bên thuê. Việc chủ nhà không cho thuê nữa thì thông báo trước với bên thuê theo thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng hoặc cho một thời hạn để bên thuê dọn đi. Nếu bên thuê cố tình không dọn đi, chủ nhà có quyền khởi kiện tại Tòa án để yêu cầu bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình.
Chào bạn,
Thư Viện Pháp Luật