Vợ không trực tiếp nuôi dưỡng thì tôi có dành quyền nuôi con được không?
Chào anh,
Pháp luật luôn bảo vệ quyền lợi của trẻ em. Cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm sóc con cái. Nếu trong thời gian vợ chồng mâu thuẫn nhưng vẫn chưa hoàn tất thủ tục ly hôn, thì hai vợ chồng vẫn phải đảm bảo lợi ích của đứa trẻ. Pháp luật vẫn ưu tiên cho người mẹ được chăm sóc con dưới 3 tuổi do trẻ em ở lứa tuổi này thì mẹ là người phù hợp nhất trong việc nuôi dạy.
Tuy nhiên, nếu người mẹ không thể nuôi dạy tốt, thì bố sẽ là người chăm sóc. Người mẹ không được quyền đem con của mình cho họ hàng nuôi khi chưa có sự đồng ý của người bố hoặc có quyết định có hiệu lực của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Với những dữ kiện anh nêu ra ở trên, nếu anh chứng minh được anh có việc làm ổn định và có khả năng nuôi con thì tôi tin rằng Tòa án sẽ quyết định giao con cho anh nuôi mặc dù con anh dưới 2 tuổi.
Chúc anh thành công và nuôi dạy tốt con mình.
Trân trọng.
Pháp luật luôn bảo vệ quyền lợi của trẻ em. Cha mẹ phải có nghĩa vụ chăm sóc con cái. Nếu trong thời gian vợ chồng mâu thuẫn nhưng vẫn chưa hoàn tất thủ tục ly hôn, thì hai vợ chồng vẫn phải đảm bảo lợi ích của đứa trẻ. Pháp luật vẫn ưu tiên cho người mẹ được chăm sóc con dưới 3 tuổi do trẻ em ở lứa tuổi này thì mẹ là người phù hợp nhất trong việc nuôi dạy.
Tuy nhiên, nếu người mẹ không thể nuôi dạy tốt, thì bố sẽ là người chăm sóc. Người mẹ không được quyền đem con của mình cho họ hàng nuôi khi chưa có sự đồng ý của người bố hoặc có quyết định có hiệu lực của Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Với những dữ kiện anh nêu ra ở trên, nếu anh chứng minh được anh có việc làm ổn định và có khả năng nuôi con thì tôi tin rằng Tòa án sẽ quyết định giao con cho anh nuôi mặc dù con anh dưới 2 tuổi.
Chúc anh thành công và nuôi dạy tốt con mình.
Trân trọng.
Thư Viện Pháp Luật