Quyết định 33/2009/QĐ-TTg và phạm vi điều chỉnh...

Chào Luật sư . Xin Luật sư tư vấn trường hợp sau: Theo QĐ số: 33/2009/QĐ-TTg ngày 02/3/2009 “Ban hành cơ chế , chính sách tài chính đối với Khu kinh tế cửa khẩu ”. có quy định Điều 21. Điều khoản thi hành . 4. Quy định ưu đãi về thuế đối với khách tham quan du lịch ‘khu phi thuế quan’ thuộc khu kinh tế cửa khẩu ban hành trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành được tiếp tục thực hiện đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2009, từ ngày 01 tháng 7 năm 2009 trở đi thực hiện theo Quy chế về kinh doanh bán hàng miễn thuế ban hành kèm theo Quyết định số 24/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 02 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ THAM KHẢO NGHỊ ĐỊNH 29/2008/NĐ-CP ngày 14.3.2008 Điều 19 . Quy định về tài chính và tín dụng đối với khu kinh tế 3. Khách tham quan du lịch trong nước và ngoài nước vào khu phi thuế quan trong khu kinh tế cửa khẩu được phép mua các loại hàng hóa nhập khẩu và mang về nội địa, được miễn thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có) theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Xin hỏi phạm vi điều chỉnh của QĐ 33/2009/QĐ-TTg  sau ngày 30/6/2009 Khách du lịch tham quan mua sắm là người Việt Nam sẽ không còn được hưởng ưu đãi về miễn thuế nữa có đúng không? Và nếu thực hiện đúng theo quy chế 24/2009/QĐ-TTg ngày 17/2/2009 của Chính phủ thì các thương nhân hiện đang kinh doanh trong khu kinh tế cửa khẩu trước đây theo NĐ 29/2008/NĐ-CP giao dịch bán buôn với du khách người VN là chính thì sau ngày 1/7 2009 sẽ gặp nhiều khó khăn khi đối tượng là khách xuất nhập cảnh qua cửa khẩu. Mong Luật sư tư vấn hộ . Chân thành cảm ơn.

Chào bạn.

Quyết định 33/2009/QĐ-TTg ngày 02/03/2009 và Quyết định 24/2009/QĐ-TTg ngày 17/02/2009 của Thủ tướng Chính phủ đều căn cứ vào Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;

Như vậy, Nghị định số 29/2008/NĐ-CP vẫn còn hiệu lực và mọi hoạt động về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế có liên quan vẫn do Nghị định số 29/2008/NĐ-CP điều chỉnh.

Bạn không nên lo lắng.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào