Kính chào Luật sư, Tôi bị xe taxi tông vào xe máy của tôi, khi tôi đang đi đúng phần đường và làn đường của mình. Tôi đang đi thẳng vừa tới ngã tư thì xe taxi rẽ từ trái sang (đi trái đường từ đường bên kia trước khi rẽ trái), lấn trái 100% đường và tông vào tôi. Tôi bị gãy chân phải và điều trị tại Bệnh viện 3 tháng, và điều trị tại nhà thêm 1 tháng nữa. Tôi được đưa đi giám định và tỷ lệ thương tật là 31%. Sau 2 tháng điều tra, cơ quan công an đã chuyển hồ sơ của tôi sang Toà án để xét xử. Toà đã có giấy triệu tập tôi lên toà để xét xử với tư cách là người bị hại trong vụ án TNH (tên của lái xe taxi) vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ (như vậy toà đã công nhận tôi là người bị hại) . Tuy nhiên, Tòa đã tuyên bố hoãn phiên xử vì còn thiếu chứng cứ, và chuyển hồ sơ sang các cơ quan liên quan để điều tra bổ sung, khi nào có kết quả sẽ tiếp tục triệu tập tôi và người gay tai nạn để xét xử, đồng thời cũng vì lý do hai bên chưa thỏa thuận, bồi thường thiệt hại về dân sự. Chỉ có vụ tai nạn giao thông cỏn con mà điều tra 2 tháng không xong? Không lẽ Toà không biết điều 28 Bộ luật TTHS?), mà điều tra chưa xong, vụ án dân sự chưa giải quyết thì Toà triệu tập làm gì???. Theo Bộ luật tố tụng hình sự thì Toà có thể xử song song hai vụ án dân sự và hình sự (điều 28) chỉ khi nào vụ án dân sự chưa đủ chứng cứ mới tách vụ án dân sự ra. Như vậy, theo tôi hiểu thì trong vụ án hình sự có thể áp dụng cả Bộ luật tố tụng dân sự, mà nếu áp dụng được như thế thì theo điều 7 : “Cá nhân, cơ quan, tổ chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ cho đương sự, Toà án chứng cứ trong vụ án mà cá nhân, cơ quan, tổ chức đó đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự, Toà án; trong trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản cho đương sự, Toà án biết và nêu rõ lý do của việc không cung cấp được chứng cứ”. Điều tra viên không cung cấp chứng cứ cho tôi khi yêu cầu, Toà án cũng thế. Theo khoản b, điều 51 Bộ luật TTHS thì người bị hại có quyền được thông báo về kết quả điều tra (tôi không biết người bị hại sẽ được thông báo về kết quả điều tra vào lúc nào, trước hay sau khi đã điều tra xong hay sau khi xử xong, thông báo bằng hình thức nào, nhưng là cơ quan nhà nước chắc phải thông báo bằng văn bản?). Theo điều 59, điểm b, khoản 3 thì người bảo vệ quyền lợi của đương sự có quyền đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của đương sự sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật. Nhưng khi bị hại không thuê Luật sư, không nhờ người khác bảo vệ quyền lợi của mình thì có các quyền trên hay không? Sau khi điều tra kết thúc, tôi đã làm đơn lên Toà và được biết khi chưa xét xử thì toà không cho sao hồ sơ, kể cả luật sư, nhà báo… để đảm bảo bí mật. Tôi nói đây không phải là vụ án liên quan đến bí mật quốc gia, không cho sao hồ sơ là vô lý. Toà vẫn bảo vệ ý kiến của họ. Một điều nữa tôi xin được hỏi là chi phí bồi dưỡng, mua các dụng cụ, đồ vật khác… không có hoá đơn thì toà sẽ xử như thế nào, vì đây là bồi thường ngoài hợp đồng? Ở Việt Nam, khi mua cơm, mua chăn, màn, sữa, trái cây… thì không thể có hoá đơn được, mà nếu có hoá đơn thì cũng chỉ là hoá đơn thường, mà hoá đơn thường muốn có bao nhiêu mà chẳng được. Hơn nữa, trong Bộ luật tố tụng dân sự cũng không yêu cầu hoá đơn mà chỉ nói là chi phí hợp lý (điều 609). Nếu không bị tai nạn, tôi sẽ được đi du lịch, khám sức khỏe định kỳ hàng năm, tiền bồi dưỡng nghiệp vụ… Nếu tôi đưa ra các khoản này thì Tòa có giải quyết không? Còn tiền bồi thường về tinh thần thì giải quyết như thế nào, vì những thiệt hại này có thể là vô giá không thể tính toán? Còn tiền bồi dưỡng hợp lý thì trong Luật không đề cập thời gian đến khi nào thì không bồi dưỡng nữa, và yêu cầu bồi dưỡng thời gian bao lâu (chắc chắn không phải chỉ bồi dưỡng trong thời gian điều trị). Trong thời gian điều trị, theo Bộ luật lao động thì không có lương, làm sao và có phải chứng minh rằng trong thời gian không làm việc thì không có lương không, hay hiển nhiên không làm việc là không có lương? Kính xin quý Luật sư giải thích thêm cho tôi được rõ để cho phiên tòa tới đạt kết quả. Một điều nữa, gia đình tôi đã đấu tranh chống tham nhũng gần 30 năm nay và đã chịu vô vàn cực nhục. Nhiều báo đã đăng, trong đó có báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, đã có nhiều lần ý kiến chỉ đạo của Văn phòng Chính phủ, của Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng (tôi gửi kèm các bài báo: http://www.dangcongsan.vn/details.asp?id=BT2670840661 ; http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?SearchQuery=%22nguy%E1%BB%85n+l%C3%A2m+s%C3%A1u%22&cboInputMethod=1 Nhưng đến nay vụ việc vẫn dẫm chân tại chỗ, Chủ tịch UBND tỉnh Đăk Lăk vẫn im lặng, không trả lời và không giải quyết. Gia đình tôi đã làm hết cách, vậy gia đình chúng tôi phải làm gì nữa để lấy lại công bằng???
Trước hết, tôi chia sẻ rủi ro tai nạn mà bạn đã gặp.
Theo pháp luật vụ việc của bạn có liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau như, hình sự; dân sự; tố tụng hình sự; giao thông đường bộ. . .
Khi tội phạm xảy ra. Thủ trưởng cơ quan điều tra có thẩm quyền, phân công điều tra viên trực tiếp thực hành quyền tố tụng. Tùy thuộc tội phạm cụ thể mà điều tra viên có cách điều tra khác nhau.
Trong giai đoạn điều tra, điều tra viên chỉ cần bỏ sót một tình tiết, mà tình tiết ấy ở giai đoạn xét xử, Tòa án không thể khắc phục được, nên phải trả hồ sơ để yêu cầu điều tra bổ sung.
Trong vụ án hình sự có liên quan đến dân sự. Điều tra viên thường bỏ sót việc vấn đề thỏa thuận giữa người bị hại và người phạm tội, người liên quan. Trong lĩnh vực dân sự, nguyên tắc tự do thỏa thuận giữa các đương sự, phải được tuân thủ tuyệt đối. Chỉ khi nào thỏa thuận giữa các bên không đạt được và khi có yêu cầu Tòa án mới có thẩm quyền giải quyết.
Trong trường hợp cụ thể của bạn, theo kinh nghiệm của tôi. Điều tra viên đã bỏ sót thủ tục thỏa thuận giữa chủ sở hữu chiếc xe taxi với bạn. Tình tiết này có liên quan trực tiếp đến việc định lượng hình phạt đối với tội phạm. Do vậy, cần phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Về vấn đề cung cấp chứng cứ các thiệt hại do hành vi tội phạm gây ra, nghĩa vụ này thuộc về bạn, nếu thỏa thuận bồi thường không đạt kết quả. Để làm căn cứ giải quyết các tranh chấp này, pháp luật quy định vấn đề bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng tại Bộ luật dân sự.
Theo Bộ luật tố tụng hình sự, vấn đề sao chụp hồ sơ vụ án hình sự luôn bị hạn chế đối với người tham gia tố tụng. Chỉ có người bào chữa mới có quyền này. Còn trong tố tụng dân sự quyền này không hạn chế.