Li hôn

Kính chào LS ThaiHung. Xin LS trợ giúp tôi vấn đề sau. Vợ chồng tôi có 1 cháu gái 20 tháng tuổi, hiện nay vợ tôi muốn li hôn, tôi ko đồng ý vì 2 lý do: 1 là muốn hàn gắn, 2 là vì con tôi còn nhỏ quá. Vợ tôi đã đơn phương gửi đơn li hôn lên Tòa án. Hiện nay chúng tôi đã li thân. Vợ tôi muốn nuôi con nhưng vì cô ấy có thể sẽ chuyển địa điểm sinh sống về quê (cách xa chỗ chúng tôi ở hiện tại) sau li hôn nên tôi muốn nhận nuôi con. Con tôi bây giờ ko còn phụ thuộc vào mẹ nhiều (không còn bú nữa, cháu được nuôi bộ từ bé). Điều kiện kinh tế của tôi hơn hẳn vợ nhiều. Tôi đã từng tự tay chăm con từ bé nên có thể nuôi cháu mà ko cần mẹ. Vậy tôi có thể có quyền nuôi con không, nếu tòa xử cho cháu ở với mẹ thì có thể yêu cầu phân chia thời gian để tôi có thể ở với cháu (VD hàng tháng cháu có 1 tuần ở với tôi)? Trường hợp vợ tôi nuôi con nhưng tái hôn với người khác mà không ở với con (có thể gửi bên ngoại nuôi) thì tôi có thể có quyền nuôi con ko? Rất mong nhận được sự trợ giúp sớm. Xin cảm ơn Hungngt

Căn cứ quy định pháp luật tôi trả lời anh như sau
Điều 85. Quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn

1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn.

Điều 92. Việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con sau khi ly hôn

1. Sau khi ly hôn, vợ, chồng vẫn có nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con.

2. Vợ, chồng thoả thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; nếu không thoả thuận được thì Toà án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thoả thuận khác.

Điều 93. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Vì lợi ích của con, theo yêu cầu của một hoặc cả hai bên, Toà án có thể quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn được thực hiện trong trường hợp người trực tiếp nuôi con không bảo đảm quyền lợi về mọi mặt của con và phải tính đến nguyện vọng của con, nếu con từ đủ chín tuổi trở lên.

Điều 94. Quyền thăm nom con sau khi ly hôn
Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền thăm nom con; không ai được cản trở người đó thực hiện quyền này.

Như vậy trường hợp của anh, khả năng Toà sẽ chấp nhận yêu cầu của vợ anh và giao cho vợ anh được quyền nôi con. 
Sau khi ly hôn nếu vợ anh tái hôn, mà giao con cho bà ngoại, điều đó anh hưởng đến quyền lợi của trẻ, lúc này anh có quyền yêu cầu thay đổi quyền nuôi con theo điều 93


 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào