CSGT trả tang vật trước khi giải quyết xong

Đầu tháng 5/2009 tôi bị tai nạn giao thông, gãy xương chân nên phải đi cấp cứu ngay. ngay sau đó gia đình tôi có mặt tại hiện trường và liên hệ CSGT đến giải quyết. ngay sau đó CSGT đến lập biên bản hiện trường và tạm giữ phương tiện giao thông của 2 bên (có ghi lại sđt và địa chỉ liên lạc của e bên). Đầu tháng 6/2009, CSGT có gọi điện cho gia đình tôi đến trụ sở đôi CSGT để kiểm tra phương tiện; gia đình tôi có đến nhưng việc kiểm tra chưa đạt kết quả vì bên CSGT thì "cần cơ quan có chuyện môn cao hơn để giám định dấu vết" Đầu tháng 7/2009, CSGT gọi điện đề nghị gia đình tôi đến kiểm tra lần 2 những gia đình tôi không thu xếp đến đượcc nên đã gọi điện báo lại. Đầu tháng 8/2009, tôi trực tiếp đến trụ sở đôi CSGT để hỏi về việc giải quyết vụ việc của tôi và được yêu cầu lấy lời khai và nói lúc nào rồi đến lấy phương tiện về, bên kia đã lấy phương tiện về từ hôm kiểm tra lần 2 rồi. Vậy: từ khi CSGT tạm giữ phương tiện đến khi tôi tự động đến trụ sở CSGT hỏi thì không có 1 thông tin gì từ phía CSGT tới trực tiếp tôi (tôi bị gãy chân, hoàn toàn tỉnh táo và bật điện thoại di động 24/24h tất cả các ngày) tổng cộng thời gian là 3 tháng thì có lâu so với quy định về giải quyết không? CSGT trả phương tiện cho 1 bên khi chưa giải quyết vụ việc và chưa có ý kiến gì của bên kia là sai ở điểm nào Tôi phải liên hệ cơ quan, tổ chức nào để yêu cầu giải quyết đúng trình tự, thủ tục???
Chào bạn

Khi xử lý vụ tai nạn giao thông thì lực lượng CSGT sẽ phải lập một bộ hồ sơ gồm

1. Quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra vụ án hình sự và các quyết định khác (nếu có);

2. Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường, bản ảnh, báo cáo kết quả khám nghiệm hiện trường;

3. Biên bản khám nghiệm phương tiện, biên bản tạm giữ phương tiện, biên bản ghi nhận tình trạng phương tiện bị tạm giữ, biên bản giao trả phương tiện; các giấy tờ của phương tiện, giấy tờ của người điều khiển phương tiện và hàng hóa trên phương tiện (nếu có);

4. Biên bản xem xét dấu vết trên thân thể người bị nạn (nếu có);

5. Biên bản ghi lời khai những người có liên quan trong vụ tai nạn gồm: biên bản ghi lời khai người điều khiển phương tiện, biên bản ghi lời khai người bị nạn, biên bản ghi lời khai người có liên quan khác đến vụ tai nạn giao thông, biên bản ghi lời khai người chứng kiến, người biết việc;

6.Tài liệu chứng minh thiệt hại về người và tài sản và các tài liệu khác có liên quan (nếu có);

7. Các tài liệu về thỏa thuận bồi thường thiệt hại;

8. Biên bản giải quyết vụ tai nạn giao thông (nếu có);

9. Bản kết luận nguyên nhân vụ tai nạn;

10. Biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt vi phạm hành chính, biên lai thu tiền phạt;

Như vậy, bạn xem trường hợp của bạn đã thực hiện đến đâu rồi. Nếu xác định được lỗi do bên nào gây ra thì bên đó phải chịu. Tùy theo mức độ của vụ tai nạn thì CSGT có thể ra quyết định tịch thu, trả lại phương tiện (sau khi phạt hành chính)
 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào