Cấp, gia hạn giấy phép hành nghề luật sư tại việt nam cho luật sư nước ngoài
- Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam phải có hồ sơ cấp Giấy phép hành nghề Luật sư tại Việt Nam gửi Bộ Tư pháp. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ và lệ phí, Bộ Tư pháp cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam cho luật sư nước ngoài; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do;
- Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam của luật sư nước ngoài có thời hạn 5 năm và có thể gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 5 năm;
- Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam của luật sư nước ngoài thay thế Giấy phép lao động theo quy định của pháp luật Việt Nam về cấp giấy phép lao động cho lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
- Hồ sơ cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam của luật sư nước ngoài gồm có:
+ Đơn đề nghị cấp Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam;
+ Giấy tờ xác nhận là luật sư của tổ chức hành nghề nước ngoài được cử vào hành nghề tại Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận về việc tuyển dụng của chi nhánh, công ty luật của nước ngoài tại Việt Nam, tổ chức hành nghề Luật sư tại Việt Nam, nơi luật sư nước ngoài dự kiến làm việc;
+ Bản sao Chứng chỉ hành nghề luật sư; bản tóm tắt lý lịch nghề nghiệp; phiếu lý lịch tư pháp hoặc giấy tờ khác thay thế.
- Hồ sơ đề nghị gia hạn Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam phải được gửi đến Bộ Tư pháp chậm nhất 30 ngày trước khi hết hạn hoạt động ghi trong Giấy phép. Hồ sơ gồm có:
+ Giấy đề nghị gia hạn Giấy phép hành nghề Luật sư tại Việt Nam có xác nhận của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài hoặc tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam về việc tuyển dụng luật sư đó;
+ Bản chính Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam;
+ Ý kiến của Sở Tư pháp về quá trình hành nghề của luật sư nước ngoài tại Việt Nam;
Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Tư pháp quyết định việc gia hạn Giấy phép hành nghề luật sư tại Việt nam cho luật sư nước ngoài; trường hợp từ chối gia hạn phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Thư Viện Pháp Luật