Tôi kết hôn với cô H T M 2005 , vợ chồng tôi chung sống với nhau có 1 cháu gái , vào ngày 30/04 năm nay do con chung tôi bị bệnh nóng sốt nên vợ chồng tôi có xảy ra xích mích , thì đến sáng hôm sau vợ tôi lấy hết toàn bộ nữ trang bỏ nhà ra đi , không trở về nhà . trong thời gian này con tôi còn bệnh , tôi phải xin nghĩ làm để chăm sóc con. trong khi cô bỏ nhà đi thì con tôi chỉ có 8 tháng tuổi , đến ngày 22/8/2008 khi con tôi vừa tròn 1 tuổi , trong lúc tôi đang đi làm thì cô ấy gọi điện yêu cầu tôi về nhà để làm thủ tục ly hôn , khi về nhà thì cô ấy kêu tôi bồng con ra cho cô ấy xem , và yêu cầu tôi photo 1 số giấy tờ để làm thủ tục ly hôn . khi tôi đang photo giấy tờ thì cô ấy bồng con tôi đi mất . tôi gọi điện thoại cho cô ấy thì nghe tiếng con tôi khóc rất nhiều , tôi yêu cầu cô ấy mang con về thì cô ấy cúp máy , và kể từ đó đến nay tôi không liên lạc được cô ấy . trong khi con tôi vẫn còn đang bệnh , nên tôi rất lo . qua việc làm của cô ấy tôi thấy không còn tình cảm với nhau nữa , cô ấy đã lường gạt tôi để mang đứa con đi . do đó tôi có làm đơn xin tòa an giải quyết cho tôi được ly hôn , về việc con chung : tôi đề nghị được trực tiếp nuôi con đến ngày trưởng thành , không yêu cầu cô ấy cấp dưỡng nuôi con , tôi có công ăn việc làm ồn định đảm bảo cuộc sống cho con , gia đình có ông bà nội phụ chăm sóc . ngược lại cô ấy không có công ăn việc làm ổn định , không có chổ ở đàng hoàng và không thật sự lo cho con . về tài sản chung : tôi không có yêu cầu tòa giải quyết . Xin hỏi nếu trường hợp như trên tôi có được trực tiếp nuôi con không ? Thành thật cảm ơn sự hỗ trợ của phòng tư vấn TP.Hồ Chí Minh , ngày 10 tháng 09 năm 2008
Tôi xin trả lời như sau : tòa án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy trình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được thì tòa án quyết định cho ly hôn. vợ chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con, nếu không thỏa thuận được thì tòa án quyết định giao con cho 1 bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. về nguyên tắc, con dưới 3 tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác. Điều 92 luật hôn nhân và gia đình.
tuy nhiên tòa án vẫn xem xét hoàn cảnh của mỗi bên để có quyết định giao con cho ai nuôi để đảm bảo cuộc sống cho bé phát triển tốt. nếu cha nuôi thì mẹ có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi con và ngược lại.
về tài sản không yêu cầu tòa giải quyết thì tòa công nhận sự thỏa thuận đó.