Quy trình xử lý tai nạn giao thông

Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE Xin chào luật sư! Tôi có vấn đề thế này: Mẹ tôi đi xe máy bị một xe tải gây tai nạn (ngày 19/09/2009), hiện vẫn đang phải điều trị tại Bệnh viện. Sau khi tai nạn xảy ra Công an tạm giữ 02 phương tiện để điều tra (cả xe máy và xe tải gây ra tai nạn). Khoảng 15 ngày sau đó ba tôi có lên công an xin được nhận xe máy về để có phương tiện đi làm, cán bộ giải quyết hồ sơ thông báo: tai nạn chưa được xử lý xong không bên nào được lấy xe ra kể cả bên bị nạn. Trong suốt thời gian từ khi xảy ra tai nạn đến nay (29/10/2009) chi phí chữa trị cho mẹ tôi hết 40 triệu (vẫn đang tiếp tục chữa trị), bên nhà xe mới hỗ trợ 15 triệu nhưng hơn nửa tháng không hề liên lạc với gia đình tôi để hỗ trợ nạn nhân. Đồng thời bên phía công an vẫn chưa một lần liên lạc với gia đình tôi để lấy lời khai hay ký biên bản gì liên quan đến vụ tai nạn. Ngày 26/10/2009, ba tôi lên công an được thông báo là xe gây tai nạn đã được thả ra trước đó khoảng 10 ngày (giấy tờ xe công an giữ lại nhưng lại cấp cho giấy lưu thông tạm thời). Tôi xin hỏi việc công an thả xe gây tai nạn ra trước khi có kết quả điều tra vụ tai nạn là đúng hay sai và theo quy định thì phải giam xe đến khi nào? Trong trường hợp này khi vụ tai nạn có kết luận cuối cùng: nếu bên xe tải đi sai thì nhà chúng tôi có quyền khiếu nại hoặc tố cáo công an và xe gây tai nạn không? Cảm ơn Luật sư.
Chào bạn

Theo như trình bày của bạn thì mẹ bạn hiện đang nằm viện nên thuộc diện tai nạn gio thông ít nghiêm trọng theo phân loại tai nạn của Bộ công an. Về thâm quyền xử lý như sau:

Đối với vụ tai nạn giao thông không có người chết tại hiện trường thì lực lượng Cảnh sát giao thông tổ chức ngay việc khám nghiệm hiện trường, khám xét, lấy lời khai, thu giữ, tạm giữ và bảo quản vật chứng, tài liệu liên quan trực tiếp đến vụ tai nạn giao thông; 

Nếu xác định vụ tai nạn có dấu hiệu của tội phạm thì khởi tố vụ án, củng cố tài liệu, hồ sơ và chuyển cho cơ quan Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội có thẩm quyền trong thời hạn bảy ngày, kể từ ngày ra quyết định khởi tố. Trường hợp xác định không có dấu hiệu của tội phạm thì tiếp tục điều tra, kết luận và xử lý theo quy định của pháp luật.

Đối với những vụ tai nạn giao thông có người bị thương, cơ quan thụ lý căn cứ Thông tư liên bộ số 12/TTLB ngày 26/7/1995 của Bộ Y tế , Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về tiêu chuẩn thương tật và giấy chứng thương của bệnh viện để sơ bộ đánh giá tỷ lệ % thương tật của người bị nạn.

Không biết mức độ thương tích của mẹ bạn như thế nào nhưng theo quy định thì trong quá trình điều tra vụ tai nạn giao thông thì cơ quan công an không lấy lời khai của nạn nhân (trừ trường hợp hôn mê), những người trong gia đình nếu không chứng kiến vụ tai nạn thì tùy từng trường hợp họ sẽ quyết định việc lấy lời khai hay không.

Về việc bồi thương tiền viện phí, nếu 2 bên không thỏa thuận được thì phải chờ sự phán quyết của tòa án (bạn nhớ lưu giữ lại toàn bộ hóa đơn, chứng từ).

 

Đối với việc cơ quan công an trả xe gây tai nạn trước khi có kết quả điều tra (bạn cần chắc chắn là đã có kết luận điêu tra hay chưa)

Tuy nhiên quy định của pháp luật về việ đình chỉ lưu hành phương tiện vi phạm áp dụng trong từng trường hợp tai nạn.công an có thể trả phuong tiện cho chủ khi đã có kết luậ nguyên nhân vụ tai nạn truoc1 nếu chủ phương tiện có cam kết.

Nếu kết luận điêu tra xác định lỗi của xe tải thì gia đình bạn có quyền yêu cầu bồi thương thiệt hại, khởi kiện ra tòa. Còn việc tố cáo công an thì phải hết sức cẩn thận vì bạn sẽ phải tập hợp chứng cứ xác đáng.

Trân trọng.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào