Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản có khởi tố theo yêu cầu của người bị hại không?

A vay B 100 triệu đồng để làm ăn kinh tế. Đến thời hạn trả, A tự dưng biến mất, thay số điện thoại hòng cắt đứt liên lạc với B. B đã tìm đủ mọi cách để gặp A nhưng không được. B làm đơn tố giác A ra CQCSĐT công an quận X nơi A đang sinh sống? Xin Luật sư tư vấn, trường hợp A đã hoàn trả đủ số tiền ban đầu A vay cho B, B cũng làm đơn bãi nại, A còn bị truy tố về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không?

Theo quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi bổ sung năm 2009):

“ 1.Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;
g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

…”

Như vậy, hành vi của A có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 2 Điều 139 Bộ luật hình sự: “Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng”.

Căn cứ theo Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại quy định như sau:

 “1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.

Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.”

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản không được liệt kê vào tội khởi tố theo yêu cầu của người bị hại nên mặc dù A đã trả hết số tiền còn lại và B rút đơn khởi kiện nhưng do hành vi của A vi phạm pháp luật Điều 139 Luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) nên cơ quan điều tra vẫn sẽ tiến hành khởi tố theo đúng quy định về tố tụng hình sự.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào