Khởi kiện chia di sản thừa kế ra Tòa án cấp nào?

Xin hỏi luật sư vấn đề sau đây: gia đình tôi có 8 anh chị em đã chết 3 người vào năm 2003 về trước, còn lại 5 trong đó một người là việt kiều mỹ, bố mẹ tôi chết năm 2006,2008 không để lại di chúc. Nay có mảnh đất 100m2 đang do người cháu ruột con của chú tôi đã mất ở và kinh doanh, nay anh chị em chúng tôi muốn chia thừa kế nhưng người cháu ở trên đất nhất quyết không đi mà còn gây mâu thuẫn trong gia đình nữa. xin nói thêm là đất đã có sổ đỏ đứng tên bố mẹ tôi. Vậy bây gời chúng tôi kiện ra tòa cấp nào, kiện hay đề nghị tòa án chia tài sản thừa kế, người cháu kia có được phần nào không? hướng giải quyết tốt nhất, nhanh nhất, tạm ứng án phí được tính như thế nào? Cảm ơn luật sư. ngalt7678@yahoo.com.vn

Trả lời:

Theo trình bày của bạn, mảnh đất 100 m2 mà bạn nói là do cha mẹ bạn tạo lập. Năm 2006, 2008 cha mẹ bạn chết không để lại di chúc thì sẽ phát sinh thừa kế theo pháp luật.

Theo quy định tại Điều 676 Bộ luật dân sự quy định những người được hưởng di sản của cha mẹ bạn để lại bao gồm ông bà nội, ông bà ngoại (nếu còn sống hoặc chết sau thời điểm cha mẹ bạn chết) và các anh em của bạn (kể cả con ruột và con nuôi; còn sống hoặc chết sau thời điểm cha mẹ bạn chết).

Cháu bạn là con của chú nên không thuộc hàng thừa kế thứ nhất của cha mẹ bạn và không được hưởng di sản của cha mẹ bạn. Nếu bạn muốn chia di sản của cha mẹ nhưng người cháu không đồng ý và không thể thống nhất với các anh em bạn thì bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp tỉnh nơi có tài sản của cha mẹ bạn để yêu cầu chia di sản thừa kế.

Tuy nhiên hướng giải quyết tốt nhất, nhanh nhất là các anh em của bạn có thể thỏa thuận, trao đổi, thống nhất chia và ra Phòng công chứng khai nhận di sản thừa kế của cha mẹ bạn. Nếu bạn khởi kiện ra Tòa án đề nghị chia di sản thừa kế thì tiền tạm ứng án phí sẽ được tính là 50% tiền án phí.

Số tiền án phí sẽ được tính dựa vào số tiền bạn yêu cầu Tòa án chia từ di sản của cha mẹ bạn.
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Di sản thừa kế

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào