Quy trình giải quyết thuận tình ly hôn

Tôi và chồng kết hôn từ năm 2010. Trong thời gian chung sống cùng nhau, chúng tôi cảm thấy quá bất đồng về quan điểm sống, không thể dung hoà được, hai người cùng thống nhất sẽ ly hôn. Xin luật sư tư vấn giúp tôi, quy trình giải quyết thuận tình ly hôn?

Trên cơ sở các quy định của luật, chúng tôi xin đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

1.      Làm hồ sơ xin ly hôn

-         Đơn xin yêu cầu ly hôn (theo mẫu đơn ly hôn thuận tình)

Đơn xin thuận tình ly hôn là văn bản xác nhận chính thức ý chí và yêu cầu của cả hai người (theo quy định tại Điều 312 BLTTDS) ngay từ khi nộp đơn yêu cầu toà án giải quyết. Đó là cơ sở để Tòa án thụ lý theo thủ tục việc dân sự (Điều 311 BLTTDS).

-         Giấy đăng ký kết hôn ( bản chính)

-         Chứng minh thư nhân dân + sổ hộ khẩu (bản sao chứng thực)

-         Giấy khai sinh của các con ( nếu có - bản sao chứng thực)

-         Các giấy tờ chứng minh tài sản chung và tài sản riêng như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đăng ký xe, sổ tiết kiệm,… (bản sao chứng thực)

2.      Quy trình giải quyết

2.1.           Điều kiện tiến hành thủ tục thuận tình ly hôn

-         Hai bên tự nguyện ly hôn

-         Hai bên đã thoả thuận được với nhau về việc chia hoặc không chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.

2.2.           Thủ tục thuận tình ly hôn

Bước 1: Nộp hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn tại TAND quận/huyện nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng (trong trường hợp vợ hoặc chồng ở nước ngoài thì nộp đơn tại TAND cấp tỉnh).

+ Về việc thụ lý vụ án: Điều 171 Bộ luật tố tụng dân sự quy định:

“1. Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án thì Toà án phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết để họ đến Toà án làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí trong trường hợp họ phải nộp tiền tạm ứng án phí.

...

3. Toà án thụ lý vụ án khi người khởi kiện nộp cho Toà án biên lai nộp tiền tạm ứng án phí.

4. Trong trường hợp người khởi kiện được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí thì Toà án phải thụ lý vụ án khi nhận được đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo.”

Bước 2:Sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn. Nếu hồ sơ hợp lệ trong thời hạn 05 ngày làm việc Tòa án kiểm tra đơn và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí. Nếu hồ sơ không hợp lệ, Toà án yêu cầu bổ sung hồ sơ.

Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án;

+ Việc Thông báo về việc thụ lý vụ án: Khoản 1 Điều 174 BLTTDS quy định:

“1. Trong thời hạn ba ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Toà án phải thông báo bằng văn bản cho bị đơn, cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án, cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc Toà án đã thụ lý vụ án.”

+ Về Quyền, nghĩa vụ của người được thông báo: Điều 175 BLTTDS quy định:

“1. Trong thời hạn mười lăm ngày kể từ ngày nhận được thông báo, người được thông báo phải nộp cho Toà án văn bản ghi ý kiến của mình đối với yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu có.”

Bước 4:  Theo quy định tại khoản 3 điều 179 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 về thời hạn chuẩn bị xét xử: “Trong thời hạn một tháng kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Toà án phải mở phiên toà; trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là hai tháng.”

Tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định Hòa giải tại Tòa án: “Sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án tiến hành hòa giải theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.”

Mặt khác, tại Khoản 1 Điều 180 Bộ luật tố tụng dân sự 2011 quy định về nguyên tắc tiến hành hoà giải như sau:

“1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Toà án tiến hành hoà giải để các đương sự thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hoà giải hoặc không tiến hành hoà giải được quy định tại Điều 181 và Điều 182 của Bộ luật này.”

Điều 181, 182Bộ luật này quy định:

“Điều 181.Những vụ án dân sự không được hoà giải

1. Yêu cầu đòi bồi thường gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.

2. Những vụ án dân sự phát sinh từ giao dịch trái pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.

Điều 182.Những vụ án dân sự không tiến hành hoà giải được

1. Bị đơn đã được Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tìnhvắng mặt.

2. Đương sự không thể tham gia hoà giải được vì có lý do chính đáng.

3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.”

Theo các quy định trên, việc hòa giải giải quyết vụ án dân sự tại Tòa là thủ tục bắt buộc, trừ những vụ án dân sự không được hòa giải và vụ án không tiến hành hòa giải được.  Thông thường, Toà án thường tổ chức hai lần hoà giải để các bên có thể thoả thuận các vấn đề phải giải quyết với nhau.

Việc hòa giải phải được lập thành văn bản, biên bản hoà giải phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của các đương sự có mặt trong phiên hoà giải, chữ ký của Thư ký Toà án ghi biên bản và của Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải. Khi các đương sự thoả thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án dân sự thì Toà án lập biên bản hoà giải thành. Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hoà giải.

Bước 5: Ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự

Theo quy định tại Điều 187 BLTTDS sửa đổi năm 2004:

“1. Hết thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thoả thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Toà án phân công ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự.

Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự, Toà án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.

2. Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự nếu các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án.

3. Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 184 của Bộ luật này mà các đương sự có mặt thoả thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì thoả thuận đó chỉ có giá trị đối với những người có mặt và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt. Trong trường hợp thoả thuận của họ có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì thoả thuận này chỉ có giá trị và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu được đương sự vắng mặt tại phiên hoà giải đồng ý bằng văn bản.”

Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải thành (không thay đổi quyết định về việc ly hôn) nếu các bên không thay đổi ý kiến Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.

2.3.           Thời gian toà án giải quyết yêu cầu ly hôn thuận tình

-         Thời gian từ 4 tháng đến 06 tháng

+ Về việc ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự: Điều 187 BLTTDS quy định:

 “1. Hết thời hạn bảy ngày, kể từ ngày lập biên bản hoà giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thoả thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hoà giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Toà án phân công ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự.

Trong thời hạn năm ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự, Toà án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.

2. Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự nếu các đương sự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án.”

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuận tình ly hôn

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào