Tội danh đánh bạc với số tiền bị bắt là 3 triệu hai trăm nghìn thì bị kết tội cải tạo không giam giữ hay là ngồi tù?

Kính gửi Luật Sư Tôi tên là Dương Trường, hiện là chủ Doanh Nghiệp Tư Nhân Dương Trường,  Địa chỉ : Xã Bàu Hàm 2, huyện Thống Nhất, tỉnh Đồng Nai. Diện thoại : Email: duo*gtr***[email protected] Tôi có người bạn tham gia vào một vụ đánh bạc và bị công an huyện Thống Nhất bắt giữ từ ngày 30/3/2009, và khi tham khảo Bộ Luật hành sự và nghị định 150/2005 tôi gặp vướng mắc sau, kính nhờ Luật Sư tư vấn giúp : Điều 248 Bộ Luật Hình sự quy định về “Tội đánh bạc” như sau: Người nào đánh bạc dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị lớn hoặc đã bị xử phạt hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm. Và Theo Nghị định số 150/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội, người nào có hành vi đánh bạc bị xử phạt hành chính như sau: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi đánh bạc sau đây: Đánh bạc bằng một trong các hình thức như xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ, tam cúc, 3 cây, tứ sắc, đỏ đen, cờ thế hoặc các hình thức khác mà được, thua bằng tiền, hiện vật; 1)Xin tham khảo Luật Sư cụm từ " có giá trị lớn " là bao nhiêu? Và văn bản nào hướng dẫn. 2)Trường hợp cụ thể : Bị bắt quả tang đánh bạc mà sòng bạc tang vật 3.200.000 đồng, thì có nằm trong cụm từ trên không? Và hình thức xử phạt hành chính thì có phạt cải tạo giam giữ không? 3)Trường hợp này thì cơ quan điều tra có quyền tạm giam bao nhiêu ngày theo luật, và có bị truy tố không? Rất mong sự tư vấn của Luật Sư, xin trân trọng cám ơn./.
Chào Anh.

Vấn đề của Anh, tôi xin trả lời như sau:
1. Theo quy định tại tiểu mục 6.3 mục 6 phần I của Nghị quyết số 02/2003/NQ-HĐTP ngày 17/04/2003 của HĐTP Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn một số quy định của Bộ luật hình sự:
Tiền hoặc hiện vật "có giá trị lớn", "có giá trị rất lớn hoặc đặc biệt lớn" được xác định như sau:

a. Tiền hoặc hiện vật có giá trị từ một triệu đồng đến dưới mười triệu đồng là có giá trị lớn;

b. Tiền hoặc hiện vật có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới một trăm triệu đồng là có giá trị rất lớn;
c. Tiền hoặc hiện vật có giá trị từ một trăm triệu đồng trở lên là có giá trị đặc biệt lớn.

 

2. Theo quy định nêu trên, giá trị tang vật tại sòng bạc lớn hơn 1 triệu đồng là có giá trị lớn. Về hình thức xử phạt vi phạm pháp luật hình sự được quy định tại Điều 28 Bộ luật hình sự. Hình thức xử phạt vi phạm hành chính đwocj quy định tại Điều 12 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. Theo đó, nếu chỉ xử phạt vi phạm hành chính thì không có biện pháp cải tạo giam giữ.

3 Theo quy định tại điều 88 Bộ luật tố tụng hình sự. "Tạm giam có thể được áp dụng đối với bị can, bị cáo trong những trường hợp sau đây:a) Bị can, bị cáo phạm tội đặc biệt nghiêm trọng; phạm tội rất nghiêm trọng;

b) Bị can, bị cáo phạm tội nghiêm trọng, phạm tội ít nghiêm trọng mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tù trên hai năm và có căn cứ cho rằng người đó có thể trốn hoặc cản trở việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc có thể tiếp tục phạm tội."

 

 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thi hành án phạt cải tạo không giam giữ

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào