Giao dịch với chính mình có hợp lệ không?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 144 Bộ luật Dân sự năm 2005 thì “Người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Như vậy, việc bạn ký hợp đồng thế chấp với ngân hàng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ cho công ty của bạn (bên được cấp tín dụng trong hợp đồng thế chấp) mà bạn là người đại diện theo pháp luật là không phù hợp với quy định của pháp luật.
Để bạn và ngân hàng ký được hợp đồng thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ vốn vay cho công ty TNHH một thành viên mà bạn là người đại diện theo đúng quy định của pháp luật thì hợp đồng thế chấp đó chỉ cần được ký kết giữa hai bên là: Bên nhận thế chấp (tổ chức tín dụng được phép nhận bảo đảm bằng tài sản theo quy định của pháp luật) và Bên thế chấp là người có quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thế chấp. Trong trường hợp này, hợp đồng thế chấp không cần phải có chữ ký của bên thứ ba là Bên được cấp tín dụng (là công ty mà bạn là người đại diện theo pháp luật).
Để bạn và ngân hàng ký được hợp đồng thế chấp để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ vốn vay cho công ty TNHH một thành viên mà bạn là người đại diện theo đúng quy định của pháp luật thì hợp đồng thế chấp đó chỉ cần được ký kết giữa hai bên là: Bên nhận thế chấp (tổ chức tín dụng được phép nhận bảo đảm bằng tài sản theo quy định của pháp luật) và Bên thế chấp là người có quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thế chấp. Trong trường hợp này, hợp đồng thế chấp không cần phải có chữ ký của bên thứ ba là Bên được cấp tín dụng (là công ty mà bạn là người đại diện theo pháp luật).
Thư Viện Pháp Luật