Các trường hợp miễn nhiệm Thừa phát lại

Thừa phát lại có thể bị miễn nhiệm trong các trường hợp nào?

Điều 13 Nghị định 61/2009/NĐ-CP của Chính phủ quy định Thừa phát lại có thể bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau:
 
1. Miễn nhiệm theo nguyện vọng của cá nhân Thừa phát lại.
 
2. Bị miễn nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 10 của Nghị định này.
b) Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
c) Không hành nghề Thừa phát lại kể từ ngày được bổ nhiệm từ 6 tháng trở lên, trừ trường hợp có lý do chính đáng;
d) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính đến lần thứ hai trong hoạt động hành nghề Thừa phát lại mà còn tiếp tục vi phạm hoặc bị xử lý vi phạm bằng hình thức cảnh cáo trở lên đến lần thứ hai mà còn tiếp tục vi phạm;
e) Bị kết tội bằng bản án của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
 
3. Bộ trưởng Bộ Tư pháp tự mình hoặc theo đề nghị của Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh quyết định miễn nhiệm Thừa phát lại.
Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm Thừa phát lại trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này phải có đơn xin miễn nhiệm gửi Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh và văn bản đề nghị của Sở Tư pháp thành phố Hồ Chí Minh.
Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm Thừa phát lại trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này phải có tài liệu liên quan làm căn cứ cho việc đề nghị miễn nhiệm.
 
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị miễn nhiệm Thừa phát lại, Bộ trưởng Bộ Tư pháp xem xét, quyết định miễn nhiệm Thừa phát lại và quyết định thu hồi thẻ Thừa phát lại.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Miễn nhiệm Thừa phát lại

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào