Văn phòng Thừa phát lại

Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức như thế nào?

Điều 15 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 24/7/2009 quy định:
 
1. Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại
 
2. Tên gọi văn phòng Thừa phát lại phải bao gồm cụm từ “Văn phòng Thừa phát lại” và phần tên riêng liền sau. Việc đặt tên riêng và gắn biển hiệu thực hiện theo quy định của pháp luật.
 
3. Tổ chức văn phòng Thừa phát lại gồm:
a) Trưởng văn phòng phải là Thừa phát lại là người đại diện theo pháp luật của văn phòng Thừa phát lại.
b) Thừa phát lại là thành viên sáng lập, trong trường hợp nhiều người cùng tham gia thành lập văn phòng Thừa phát lại; Thừa phát lại làm việc theo hợp đồng tại văn phòng Thừa phát lại.
c) Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại là nhân viên văn phòng Thừa phát lại giúp Thừa phát lại thực hiện các công việc nghiệp vụ pháp lý. Thư ký nghiệp vụ Thừa phát lại phải có các tiêu chuẩn quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và khoản 6 Điều 10 của Nghị định này.
d) Nhân viên kế toán;
đ) Nhân viên hành chính khác (nếu có).
 
4. Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính. Con dấu văn phòng Thừa phát lại không có hình quốc huy và do Bộ Công an quy định.
 
5. Cơ cấu tổ chức, quản lý, điều hành, chế độ tài chính của văn phòng Thừa phát lại thực hiện theo quy định của Nghị định này, trong trường hợp Nghị định này không quy định thì áp dụng quy định của Luật Doanh nghiệp.
 
6. Bộ Tư pháp quy định hệ thống sổ sách, biểu mẫu nghiệp vụ, chế độ thông tin, báo cáo của văn phòng Thừa phát lại.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thừa phát lại

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào