Đơn phương chấm dứt hợp đồng thử việc

Xin chào Luật sư   Tôi là thành viên mới của thư viện Pháp luật từ khi tôi được chuyển sang công tác tại một cơ quan nhà nước. Sau đây tôi xin hỏi luật sư và nhờ luật sư tư vấn cho tôi thêm một số điều trong luật Hợp đồng lao động. Sự việc cụ thể như sau: Tháng ngày 01 tháng 9 năm 2010, tôi có ký hợp đồng lao động với một trường tư thục để làm việc, trong hợp đồng lao động có yêu cầu tôi phải nộp bằng gốc của Đại học và Thạc sĩ nhưng đang trong thời gian ký hợp đồng thử việc nên tôi chưa nộp. Từ đó đến ngày 01 tháng 01 năm 2011 Chủ lao động không yêu cầu tôi nộp bằng gốc gì thêm. Sự việc không có gì xảy ra nếu tôi không chuyển công tác. Vào ngày 01 tháng 01 năm 2011, tôi nhận công tác theo quyết định của sở nội vụ (tôi có viết đơn xin nghỉ việc nhưng Hội đồng quản trị không cho phép tôi đi và yêu cầu tôi phải bồi thường thiệt hại ....), nhưng tôi vẫn quyết định đi nhận công tác mới. Như vậy, tôi nghỉ việc không báo trước cho người sử dụng lao động là 45 ngày nên tôi vi phạm có đúng không? Và tôi phải bồi thường? Nhưng tôi có tham khảo Bộ luật lao động, trong Bộ luật lao động có ghi ở điều 32 là người lao động trong thời gian thử việc có thể chấm dứt hợp đồng lao động với người sử dụng lao động mà không cần báo trước điều đó có đúng không luật sư?   Và tôi phải bồi thường cho bên A không thưa luật sư?   (xin chú thích thêm về hợp đồng lao động của tôi như sau:  Hợp đồng lao động của tôi ký là vào ngày 01/9/2010, trong hợp đồng không nói đến chuyện thử việc của tôi cũng không có một quyết định thử việc và hệ số lương kèm theo mà chỉ thỏa thuận với tôi về  lương 85% của 2.67 bậc 2  theo nghị định 112 của Ttg). Trên đây là những thắc mắc của tôi, vậy tôi rất mong sự hợp tác của thư viện pháp luật giải đáp cho cá nhân tôi cũng như các thành viên khác của thư viện được rõ. Trong lúc chờ đợi tôi xin chân thành sự cảm ơn luật sư cũng thông qua luật sư cho phép tôi gửi đến gia đình luật sư cùng các đồng nghiệp lời chúc năm mới sức khỏe và thành công. Xin chân thành cảm ơn Thành viên pháp luật từ Miền trung.

a. Người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận về việc làm thử quy định tại Điều 32 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

1. Thời gian thử việc không được quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên.

2. Thời gian thử việc không được quá 30 ngày đối với chức danh nghề cần trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Thời gian thử việc không được quá 6 ngày đối với những lao động khác.

4. Hết thời gian thử việc, người sử dụng lao động thông báo kết quả làm thử cho người lao động. Nếu đạt yêu cầu hai bên phải tiến hành ký kết hợp đồng lao động hoặc người lao động không được thông báo mà vẫn tiếp tục làm việc thì người đó đương nhiên được làm việc chính thức.

b. Bạn không cho biết cụ thể bạn đã ký hợp đồng xác định thời hạn bao lâu (hợp đồng có thời hạn từ 1 năm đến 3 năm hay hợp đồng không xác định thời hạn).

- Nếu bạn ký hợp đồng 1 năm đến 3 năm thì khi bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng phải báo trước 30 ngày.
- Người lao động làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày.

c. Trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước, bên vi phạm phải bồi thường cho bên kia một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

Người sử dụng lao động và người lao động thoả thuận về việc làm thử quy định tại Điều 32 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

1. Thời gian thử việc không được quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên.

2. Thời gian thử việc không được quá 30 ngày đối với chức danh nghề cần trình độ trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Thời gian thử việc không được quá 6 ngày đối với những lao động khác.

4. Hết thời gian thử việc, người sử dụng lao động thông báo kết quả làm thử cho người lao động. Nếu đạt yêu cầu hai bên phải tiến hành ký kết hợp đồng lao động hoặc người lao động không được thông báo mà vẫn tiếp tục làm việc thì người đó đương nhiên được làm việc chính thức.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào