Hợp đồng cung ứng dịch vụ quản lý
Theo như những thông tin của anh thì hiện tại anh đang là cán bộ công chức thuộc doanh nghiệp nhà nước X. Việc anh được cử sang làm việc tại liên doanh với chức danh kế toán trưởng được coi là quyết định thuyên chuyển công tác và với quyết định này thì anh trở thành người lao động của liên doanh.
Nếu anh làm việc cho doanh nghiệp X theo loại hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì khi chuyển sang làm việc tại liên doanh, căn cứ theo thỏa thuận giữa ba bên (doanh nghiệp X và liên doanh và anh về việc chuyển nhượng lao động) hai bên còn lại là liên doanh và anh sẽ ký một hợp đồng lao động mới. Mức lương mà anh được hưởng căn cứ theo sự thỏa thuận giữa anh và liên doanh mới.
Doanh nghiệp X không thể thông qua hợp đồng cung ứng nhân lực quản lý để hưởng phần chênh lệch về mức lương mà đáng lẽ anh được hưởng tại liên doanh vì doanh nghiệp X không có chức năng này. Nếu anh là cán bộ công chức không theo hình thức của hợp đồng lao động không xác định thời hạn thì nếu có quyết định thuyên chuyển công tác theo hình thức cử anh làm đại diện quản lý phần vốn góp của doanh nghiệp X trong liên doanh hoặc 1 chức danh khác (kế tóan trưởng của liên doanh) thì ngoài việc được hưởng lương tại doanh nghiệp X, anh còn được hưởng các chế độ khác theo thỏa thuận tại liên doanh (nếu có).
Theo luật đầu tư và các văn bản pháp luật khác có liên quan thì sau khi doanh nghiệp X góp vốn vào liên doanh thì họ sẽ được hưởng lợi nhuận hoặc chịu lỗ từ việc góp vốn vào liên doanh sau khi liên doanh đã hòan thành các nghĩa vụ thuế với nhà nước. Thực tế hiếm có trường hợp nào doanh nghiệp góp vốn lại nhận một khoản tiền chênh lệnh từ hợp đồng cung ứng nhân lực quản lý như anh đã nêu trừ trường hợp doanh nghiệp đó có chức năng cung ứng dịch vụ lao động.
Thư Viện Pháp Luật