Chế độ tiền lương cho người lao động trong DNNN

Luật sư ơi cho em hỏi. Đơn vị em trực thuộc trong CTy TNHH MTV nhà nước đầu năm thì Cty có khoán cho quỹ tiền trực, làm thêm giờ là 30triệu, nhưng khi tính tiền làm thêm giờ của bảo vệ không thì là 15 triệu, tiền trực lễ tết CBCNV trong đơn vị chỉ tính 100%là 30 triệu còn lại 200% là cho nghĩ bù. Vậy nếu chi thì lố 15 triệu Cty yêu cầu nếu chi thì lấy quỹ lương đơn vị hoặc không thanh toán tiền trực cho nghĩ bù hết 300%. Như vậy theo luật thì có đúng không.Xin hỏi luật sư thêm là đơn vị ký hợp đồng làm thêm với bảo vệ trực 24/24 nghĩ phép năm 12 ngày theo quy định và được nghĩ thêm chiều thứ 7, tiền lương = hệ số lương x mức lương tối thiểu do đơn vị xây dựng đồng thời hưởng thêm tiền trực ngoài giờ không quá 200giờ/năm + tiền trực ngày thứ 7, CN. Vậy nếu đơn vị giảm mức tiền trực của bảo vệ xuống và chỉ thanh toán 50% tiền trực lễ tết cho CBCNV trong đơn vị để không chi lố quỹ tiền trực do Cty khoán thì có vi phạm luật hay không. Rất mong được sự trả lời của Luật Sư. Tôi chân Thành Cảm ơn.

Chào bạn,
Doanh nghiệp nói chung, kế cả doanh nghiệp nhà nước, phải trả lương căn cứ vào hợp đồng lao động đã ký với người lao động.

Trong đó, người sử dụng lao động có quyền chọn các hình thức trả lương theo thời gian, theo sản phẩm, theo khoán, nhưng phải duy trì hình thức trả lương đã chọn trong một thời gian nhất định và phải thông báo cho người lao động biết (Điều 58 Bộ luật Lao động).
Đối với doanh nghiệp nhà nước thì còn phải xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động theo nguyên tắc do Chính phủ quy định.
Việc trả lương cho người lao động làm thêm giờ cũng phải được thực hiện theo quy định tại Điều 61 Bộ luật Lao động.
Như vậy, cần căn cứ vào thang bảng lương trong doanh nghiệp, cách tính lương do doanh nghiệp chọn và hợp đồng lao động đã ký với người lao động để trả lương, chứ không thể chỉ căn cứ vào mức khoán trong nội bộ doanh nghiệp. Nếu không được trả đủ lương như đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động, người lao động có quyền khởi kiện đòi doanh nghiệp phải thanh toán đủ cho họ.
Trân trọng,

Luật sư Phạm Văn Phất
Trưởng Văn phòng luật sư An Phát Phạm

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tiền lương

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào