Hợp đồng cho vay có bảo đảm, kiện ai?

Ngân hàng (A) cho Công ty TNHH 1 TV (B) vay 300 trđ, tài sản đảm bảo cho khoản vay là 02 chiếc xe ôtô được hình thành từ vốn vay. (C) là nhà cung cấp 02 chiếc xe cho (B). Trong hợp đồng mua bán giữa (B) và (C) quy định quyền của (C) như sau: 1/ Phối hợp với (A) theo dõi đôn đốc (B) trả nợ vay đúng hạn cho (A). 2/ Nếu (B) chậm thanh toán cho (A) với bết kỳ lý do gì thì (C) có quyền thu hồi xe của (B) để phát mại thu hồi nợ cho (A). Số nợ của (B) tại (A) chưa trả và đã quá hạn trả nợ, (A) đã nhiều lần lập biên bản nhưng (B) vẫn không thực hiện trả nợ. Do (B) thiếu nợ Công ty TNHH (D) nên (B) đem 02 xe này cho (D) để làm đảm bảo. Hiện tại (B) đã bỏ chốn và đang bị Công an truy nã về tội lừa đảo ở vụ án khác, vụ án này không liên quan đến tài sản mà (B) thế chấp cho (A). (A) đã nhiều lần phối hợp với (D) thu hồi tài sản để (A) phát mại thu hồi nợ nhưng (D) không chấp thuận. (D) yêu cầu chỉ trả phần gốc, phần lãi do (B) hoặc (A) phải trả, yêu cầu này không được (A) chấp thuận. Ngân hàng (A) đã phối hợp với Công an nhưng không được giải quyết, (A) quyết định đưa vụ việc ra tòa án cấp có thẩm quyền xét xử. Xin hỏi luật sư: Nếu kiện thì (A) sẽ kiện ai: Kiện (B); (C) hay kiện (D)? -  Hiện nay, (B) đang bị truy nã; Tài sản (B) thế chấp cho (A) được hình thành từ vốn vay của (A) được công chứng, chứng thực và đăng ký giao dịch đảm bảo theo đúng quy định của phát luật. -  Hợp đồng mua bán xe giữa (B) và (C) quy định quyền của (C) như trên. Xin cảm ơn luật sư!
Chào Bạn,

Theo câu hỏi, tôi cho rằng bạn là A, như vậy câu trả lời của Tôi như sau:

Nợ (B) không trả (à) chính là mấu chốt. B vậy và thế chấp bằng 2 ôtô . Vậy khoản nợ của A được bảo đảm bằng tài sản. Sẽ được ưu tiên thanh toán trước. Vậy khi kiện đương nhiên bị đơn phải là B, người có liên quan chính là (C)- người làm chung, (D) - người đang chiếm giữ tài sản thế chấp.

A và D (là chủ nợ) đã hòa giải cùng giải quyết, vậy là điều tốt. Rất tiếc 2 bên không đạt được thỏa thuận về lãi suất. Nghĩa là đã phát sinh tranh chấp. Vấn đề đặt ra là:
 
- D có biết tài sản (2 ô tô) là  bị thế chấp tại (A) chưa? kiểm chứng điều này không khó, bởi thông thường khi chưa thanh toán hết nợ , bản chính giấy cacvet xe sẽ do ngân hàng giữ. Vậy căn cứ vào đâu D cho rằng 2 ô tô thuộc  sở hữu trọn vẹn của B để nhận.

Nếu  tài sản vẫn thuộc A thì B không được quyển chuyển cho người khác. Nên việc D đang chiếm giữ 2oto được hiểu là đang chiếm giữ tài sản của A. Theo lập luận này, A có thể kiện D (bị đơn) do chiếm giữ tài sản của mình, khi đó B, C sẽ là người có liên quan.

Lưu ý rằng, B là công ty, nên trách nhiệm đó là của thành viên góp vốn chứ không chỉ riêng người đại diện trước pháp luật (giám đốc). Việc bạn cho rằng B bỏ trốn nghĩa là công ty bỏ trốn?! Nếu suy đoán của tôi, khả năng chỉ người đại diện theo pháp luật  bỏ trốn, hay giám đốc bỏ trốn. Như vậy thực tế, B vẫn tồn tại tại thờì điểm khỏi kiện, thành viên góp vốn còn lại (nếu không bỏ trốn) vẫn tiếp tục chịu trách nhiệm vốn vay trên tỷ lệ góp vốn của mình. Do việc vay vốn ngân hàng phải theo quyết định của hội đồng thanh viên.
 
Việc cho D hay B làm bị đơn trên thực tế còn phụ thuộc vào việc lập luận và lựa chọn có phù hợp với cách nghĩ có sẵn của tòa án, nơi thụ lý đơn kiện.

Tôi cho rằng quan hệ giữa D và B không hợp pháp nên không có cơ sở chiếm giữ tài sản thế chấp cho A.

Hy vọng lời khuyên của Tôi sẽ giúp bạn đưa ra quyết định có lợi cho bạn (A)

Thân chào,

Luật sư Nguyễn Hữu Thống
VPLS Dư Niên

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào