Uỷ quyền quyền sử dụng đất có hợp lý không?

XIN ĐƯỢC HỎI? Mẹ tôi hiện nay đã định cư ở nước ngoài cùng anh trai tôi. Trước khi đi bà có uỷ quyền lại cho tôi trông giữ và quản lý tài sản đứng tên bà gồm: 01 Nhà xây kiên cố (xây mái bằng 1 tầng) trên diện tích đất thổ cư 127m2 (đất có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất - mang tên mẹ tôi). Việc uỷ quyền của mẹ tôi cho tôi có Hợp đồng uỷ quyền và có chứng thực của Phòng công chứng nhà nước. Trong Hợp đồng uỷ quyền có ghi rõ phạm vi uỷ quyền cho tôi là:"Bên A_Mẹ tôi uỷ quyền cho Bên B_tôi toàn quyền sử dụng Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số AĐ967957; Bên B có quyền thế chấp và vay vốn tại các Tổ chức tín dụng" Theo nội dung phạm vi uỷ quyền nêu trên liệu tôi có thể uỷ quyền lại tài sàn nêu trên cho người khác để vay vốn ngân hàng không? Nếu được thì tôi sẽ phải làm thủ tục gì để uỷ quyền lại? Nếu không được thì vì lý do gì? Xin được tư vấn. XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN
Chào bạn,

Về câu hỏi của bạn, tôi có ý kiến như sau:

Theo quy định điều 583 Bộ luật dân sự: "Bên được ủy quyền chỉ được ủy quyền lại cho người thứ ba, nếu được bên ủy quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định. Hình thức hợp đồng ủy quyền lại cũng phải phù hợp với hình thức hợp đồng ủy quyền ban đầu. Việc ủy quyền lại không vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu."

Căn cứ quy định nêu trên, nếu trong hợp đồng ủy quyền ban đầu không quy định về việc bạn có được ủy quyền lại hay không, bạn chỉ có thể ủy quyền lại cho người thứ 3 thế chấp tài sản vay vốn ngân hàng nếu được người ủy quyền là mẹ bạn đồng ý.

Chúc bạn thành công.
Nguyễn Ngọc Sang
Công ty Luật LOGOS

 
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quyền sử dụng đất

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào