Thời hạn hiệu lực của di chúc

Xin LS cho hỏi: cha tôi có 2 miếng đất, 1 ở Tp.HCM, 1 ở tỉnh Tiền giang, ông nói sẽ làm di chúc như sau: đất có nhà ở Tp.HCM sẽ bán chia đều cho các con, đất có nhà vườn ở quê tiền giang sẽ để làm nơi hương quả tổ tiên lâu dài. Sau này và vĩnh viễn không được bán, cả 2 miếng đất ông đều đứng tên theo tôi biết thì di chúc thì không có vĩnh viễn phải không? Khi ông mất rồi thì đất đó giải quyết sau đây khi ông vẫn đứng tên cùng tờ di chúc đó? Mẹ tôi luôn ủng hộ ba tôi, còn các con ông thì muốn bán hết chia hết để có vốn làm ăn Vậy cho hỏi cha tôi làm di chúc đó có được và hợp pháp không? (có phải người chết rồi thì để người sống quyết định phải không?) Thân chào!

Điều 670 - BLDS quy định: 

Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng.

Nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.

Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng.

Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.

Dù cha bạn đứng tên chủ quyền. Nhưng chưa hẳn tài sản này là tài sản riêng của cha bạn. Nếu tài sản chung một mình cha bạn không thể định đoạt được mà phải có mẹ bạn đồng ý.

Người lập di chúc quyết định số phận tài sản của mình sau khi họ chết và được pháp luật bảo vệ. Người sống chỉ có quyền thực hiện di chúc.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Di chúc

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào