Tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất
Chào bạn!
Vì không được nghiên cứu hồ sơ, nên chúng tôi chỉ tư vấn về nguyên tắc cụ thể như sau:
1. Nếu như cha bạn có căn cứ về việc ông bà nội của bạn đã cho cha bạn diện tích đất nói trên (có sự chứng kiến của các thành viên khác trong gia đình), gia đình bạn đã hoàn tất thủ tục kê khai cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bà nội của bạn và các thành viên khác không có quyền yêu cầu chia thừa kế đối với diện tích đất đó.
2. Trong trường hợp gia đình bạn không có căn cứ chứng minh về việc ông bà nội đã cho cha bạn diện tích đất này thì về nguyên tắc Toà án sẽ thụ lý vụ án và chia thừa kế đối với phần tài sản của ông nội của bạn có trong khối tài sản chung với bà nội của bạn.
Những người cùng hàng thừa kế sẽ được chia như nhau (hàng thừa kế thứ nhất của ông nội bạn gồm: bà nội bạn, con đẻ, con nuôi, con ngoài giá thú của ông nội bạn).
3. Khi xét xử, Toà án sẽ tính đến công sức gìn giữ, tôn tạo đối với tài sản trên đất của cha bạn.
Trân trọng!
Vì không được nghiên cứu hồ sơ, nên chúng tôi chỉ tư vấn về nguyên tắc cụ thể như sau:
1. Nếu như cha bạn có căn cứ về việc ông bà nội của bạn đã cho cha bạn diện tích đất nói trên (có sự chứng kiến của các thành viên khác trong gia đình), gia đình bạn đã hoàn tất thủ tục kê khai cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bà nội của bạn và các thành viên khác không có quyền yêu cầu chia thừa kế đối với diện tích đất đó.
2. Trong trường hợp gia đình bạn không có căn cứ chứng minh về việc ông bà nội đã cho cha bạn diện tích đất này thì về nguyên tắc Toà án sẽ thụ lý vụ án và chia thừa kế đối với phần tài sản của ông nội của bạn có trong khối tài sản chung với bà nội của bạn.
Những người cùng hàng thừa kế sẽ được chia như nhau (hàng thừa kế thứ nhất của ông nội bạn gồm: bà nội bạn, con đẻ, con nuôi, con ngoài giá thú của ông nội bạn).
3. Khi xét xử, Toà án sẽ tính đến công sức gìn giữ, tôn tạo đối với tài sản trên đất của cha bạn.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật