Mua đất chung với người khác nhưng không lập thành văn bản
Gửi bạn Nguyễn Kim Duyên!
Vì thông tin bạn cung cấp không đầy đủ nên chúng tôi chỉ tư vấn về nguyên tắc như sau:
Việc mẹ của bạn mua chung đất với người cháu ruột nhưng lại không lập thành văn bản và không thể hiện tên của mẹ bạn trên Giấy tờ mua đất là rất bất lợi.
Do vậy sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc chứng minh mẹ bạn cùng là đồng sở hữu với người cháu ruột đối với diện tích đất nói trên, Hơn nữa không thể xác định được một cách chính xác đâu là phần đất của mẹ bạn và đâu là phần đất của người cháu mà hai người đã thoả thuận.
Do vậy nếu xảy ra tranh chấp giữa người mua đất của mẹ bạn (tức là Dì của bạn) thì Dì của bạn sẽ gặp nhiều bất lợi.
Căn cứ luật đất đai năm 2003 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai sẽ thuộc Uỷ ban Nhân dân (trong trường hợp không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các giấy tờ thuộc khoản 1, 2, 5 điều 50 Luật đất đai) hoặc Toà án Nhân dân (trong trường hợp có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các giấy tờ thuộc khoản 1, 2, 5 điều 50 Luật đất đai)...
Do vậy để bảo vệ tài sản của mình, Dì của bạn cần gửi đơn ra Toà án nhân dân cấp huyện hoặc UBND cấp huyện để được giải quyết theo thẩm quyền.
Trong quá trình giải quyết vụ án cơ quan có thẩm quyền giải quyết sẽ căn cứ vào các chứng cứ chứng minh của các bên đương sự để ra quyết định cuối cùng. Trong trường hợp này Toà án sẽ triệu tập mẹ của ban với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
Nếu như mẹ của bạn chứng minh được về tư cách đồng sở hữu diện tích đất nói trên với người cháu và ranh giới thửa đất hai bên đã thoả thuận thì Cơ quan có thẩm quyền sẽ chấp nhận yêu cầu kiện của Dì bạn.
Trong trường hợp người cháu liên tuc gây gổ đe doạ thì Dì của bạn có thể gửi đơn ra Cơ quan Công an để yêu cầu có biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật.
Chúc gia đình bạn sớm giải quyết dứt điểm vụ việc
Thân ái
Vì thông tin bạn cung cấp không đầy đủ nên chúng tôi chỉ tư vấn về nguyên tắc như sau:
Việc mẹ của bạn mua chung đất với người cháu ruột nhưng lại không lập thành văn bản và không thể hiện tên của mẹ bạn trên Giấy tờ mua đất là rất bất lợi.
Do vậy sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc chứng minh mẹ bạn cùng là đồng sở hữu với người cháu ruột đối với diện tích đất nói trên, Hơn nữa không thể xác định được một cách chính xác đâu là phần đất của mẹ bạn và đâu là phần đất của người cháu mà hai người đã thoả thuận.
Do vậy nếu xảy ra tranh chấp giữa người mua đất của mẹ bạn (tức là Dì của bạn) thì Dì của bạn sẽ gặp nhiều bất lợi.
Căn cứ luật đất đai năm 2003 thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai sẽ thuộc Uỷ ban Nhân dân (trong trường hợp không có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các giấy tờ thuộc khoản 1, 2, 5 điều 50 Luật đất đai) hoặc Toà án Nhân dân (trong trường hợp có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc một trong các giấy tờ thuộc khoản 1, 2, 5 điều 50 Luật đất đai)...
Do vậy để bảo vệ tài sản của mình, Dì của bạn cần gửi đơn ra Toà án nhân dân cấp huyện hoặc UBND cấp huyện để được giải quyết theo thẩm quyền.
Trong quá trình giải quyết vụ án cơ quan có thẩm quyền giải quyết sẽ căn cứ vào các chứng cứ chứng minh của các bên đương sự để ra quyết định cuối cùng. Trong trường hợp này Toà án sẽ triệu tập mẹ của ban với tư cách người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan.
Nếu như mẹ của bạn chứng minh được về tư cách đồng sở hữu diện tích đất nói trên với người cháu và ranh giới thửa đất hai bên đã thoả thuận thì Cơ quan có thẩm quyền sẽ chấp nhận yêu cầu kiện của Dì bạn.
Trong trường hợp người cháu liên tuc gây gổ đe doạ thì Dì của bạn có thể gửi đơn ra Cơ quan Công an để yêu cầu có biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật.
Chúc gia đình bạn sớm giải quyết dứt điểm vụ việc
Thân ái
Thư Viện Pháp Luật