Trình tự pháp luật về thu hồi đất

Tôi có mảnh đất hơn ngàn m2 của ông bà để lại và được cấp giấy CN QSD đất. Sau khi tôi làm thủ tục và trước khi tôi được cấp bìa đỏ, ông hàng xóm (không giáp với đất tôi) có tranh chấp 100m2 đất trong mảnh đất ấy. Tôi khởi kiện ra tòa và được thắng kiện. Bị đơn liền gởi 2 đơn. Một đơn gởi xử phúc thẩm ở tòa án tỉnh và một đơn khiếu nại lên UBND thành phố. Tòa phúc thẩm chưa xử được vì chờ UBND. Sau đó, hơn 1 năm, UBND ra 3 QĐ. QĐ đầu tiên là giải quyết đơn khiếu nại của ông kia. Theo đó, phần đất đang tranh chấp với tôi bị thu hồi và giao cho phường quản lý. Quyết định thứ 2 là thu hồi bìa đỏ hơn ngàn m2 đất của tôi.Sau đó báo chí lên tiếng, UBND ra một QĐ khác bỏ điều thu hồi phần đất của tôi trong QĐ đầu tiên nhưng không giao cho ai hết. Tôi làm khiếu nại, rồi làm đơn khởi kiện ra tòa hành chính. Sau 13 tháng, tòa bác đơn của tôi với lí do là không đúng thẩm quyền. Tòa bảo tôi kiện QĐ đầu tiên là không đúng. Tôi lại làm đơn khiếu nại lên UB và khởi kiện ra tòa về hành vi hành chính vì theo QĐ thứ nhì thì tôi phải nộp lại bìa đỏ cũ và được cấp lại bìa đỏ mới nhưng đến nay vẫn chưa cấp thì UB lại bảo đất tôi có tranh chấp khác ( ngoài 100m2 kia nên không cấp lại cho tôi. Xin hỏi luật sư: -UBND thụ lí đơn và ra QĐ thu hồi đất của tôi khi tòa đã xử sơ thẩm và chưa xử phúc thẩm thì đúng hay sai. -Tòa chờ bìa đỏ của tôi được cấp lại mới xữ PT thì đúng hay sai? Nếu tôi không có bìa đỏ khi xử thì có bất lợi không? -Tôi phải làm gì các bước tiếp theo. Rất mong LS giải đáp giúp-Chân thành cảm ơn!
Chào bạn.
Vì không được nghiên cứu hồ sơ nên chúng tôi chỉ tư vấn về nguyên tắc như sau:

Sau khi Toà án cấp sơ thẩm xét xử sơ thẩm đối với vụ án dân sự, các bên đương sự có thời han kháng cáo là 15 ngày kể từ ngày tuyên án. Theo như thông tin bạn cung cấp thì bản án sơ thẩm đã bị kháng cáo (trong thời hạn kháng cáo).

Như vậy bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật. Toà án cấp phúc thẩm sẽ xét xử lại theo trình tự phúc thẩm. Về nguyên tắc trong khi Toà án đang thụ lý giải quyết thì các cơ quan khác không có quyền giải quyết mà phải chờ kết quả giải quyết vụ án của Toà án.

Tương tự như vậy, nếu trong quá trình giải qjuyết, Toà án xét thấy vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan khác thì phải làm thủ tục chuyển hồ sơ vụ việc sang giải quyết tại Cơ quan có thẩm quyền và ra qjuyết định tạm đình chỉ vụ án để chờ kết quả giải quyết của cơ quan đó.

Trong trường hợp của bạn, nếu Toà án đã chuyển hồ sơ vụ việc sang giải quyết tại UBND cấp có thẩm quyền, thì phải chờ kết quả giải quyết của Uỷ ban là phù hợp với quy định của pháp luật. Sau khi Uỷ ban giải quyết bạn có quyền yêu cầu Toà án giải tiếp tục giải quyết việc tranh chấp của gia đình ban.

Trong trường hợp không đồng ý với kết quả giải quyết của uỷ ban, bạn có thể khiếu nại lên UBND cấp trên theo quy định của luật khiếu nại tố cáo.

Xin chúc bạn sớm giải quyết dứt điểm vụ việc.

Luật sư Phạm Thành Tài
Giám đốc Công ty luật Phạm Danh - Đoàn luật sư thành phố Hà Nội
 
Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thu hồi đất

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào