Quy định về kiểu mẫu, màu sắc cảnh phục dã chiến của nam sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp Cảnh sát biển Việt Nam như thế nào?

Quy định về kiểu mẫu, màu sắc cảnh phục dã chiến của nam sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp Cảnh sát biển Việt Nam? Quy định về kiểu mẫu, màu sắc cảnh phục dã chiến của nữ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp Cảnh sát biển Việt Nam? -Thắc mắc của chị Nhân (TP Hồ Chí Minh).

Quy định về kiểu mẫu, màu sắc cảnh phục dã chiến của nam sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp Cảnh sát biển Việt Nam?

Điều 23 Thông tư 168/2020/TT-BQP quy định về kiểu mẫu, màu sắc cảnh phục dã chiến của nam sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên đào tạo sĩ quan và hạ sĩ quan, binh sĩ Cảnh sát biển Việt Nam như sau:

Kiểu mẫu, màu sắc cảnh phục dã chiến của nam sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên đào tạo sĩ quan và hạ sĩ quan, binh sĩ
1. Kiểu mẫu
a) Cảnh phục dã chiến của nam sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp
Áo: Kiểu áo sơ mi cổ vừa bẻ, vừa cài. Hai bên đầu cổ thùa khuyết để đeo phù hiệu kết hợp cấp hiệu. Nẹp áo bên trái có đáp rời thùa khuyết cài cúc ngầm. Thân trước có bốn túi ốp nổi, nắp túi liên kết với thân túi bằng nhám dính, nắp túi bên trái mở cài bút, thân túi có xúp về phía sườn áo, xúp túi bằng hai lớp vải màn tuyn; phía trên túi ngực, bên phải gắn biển tên, bên trái gắn biểu tượng ngực áo Cảnh sát biển (dệt). Vai áo có cá vai; cầu vai thân sau mỗi bên xếp một ly. Áo có xẻ sườn hai bên; ngang eo có cá dọc sườn để đeo dây lưng dã chiến. Tay áo dài, có xẻ cửa tay, giữa khuỷu tay có đáp tăng cường, măng séc thùa khuyết cài hai cúc điều chỉnh; tay áo bên trái gắn lô gô Cảnh sát biển; dây treo tay áo gắn vào mặt trái giữa sống tay;
Quần: Kiểu quần âu dài. Thân trước xếp một ly lật về phía sườn, có hai túi chéo; giữa gối có đệm gối xếp ly, tại vị trí xếp ly có gắn dây nhôi vào mặt trái; hai bên đùi có túi ốp nổi, nắp túi liên kết với thân túi bằng nhám dính, thân túi có hai xúp quay về dọc quần; cửa quần gắn phéc-mơ-tuya nhựa. Thân sau mỗi bên chiết một ly; hai bên có đáp mông tăng cường. Cạp quần có sáu dây nhôi để luồn dây lưng; hai bên cạp thiết kế dây điều chỉnh vòng bụng. Phía dưới ống quần gắn dây nhôi cài cúc.
Cúc áo, cúc quần bằng nhựa, đường kính 15 mm.
b) Cảnh phục dã chiến của nam học viên đào tạo sĩ quan và hạ sĩ quan, binh sĩ: Thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này; chỉ khác là cửa quần cài cúc.
2. Màu sắc: Màu in loang Cảnh sát biển.
3. Kiểu mẫu, màu sắc cảnh phục dã chiến của nam sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp; học viên đào tạo sĩ quan và hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định tại Mẫu số 20 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Quy định về kiểu mẫu, màu sắc cảnh phục dã chiến của nam sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp Cảnh sát biển Việt Nam? (Hình từ Internet)

Cảnh phục dã chiến của nam sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp có màu in loang Cảnh sát biển và được quy định cụ thể tại Mẫu số 20 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 168/2020/TT-BQP.

Quy định về kiểu mẫu, màu sắc cảnh phục dã chiến của nữ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp Cảnh sát biển Việt Nam?

Điều 24 Thông tư 168/2020/TT-BQP quy định về kiểu mẫu, màu sắc cảnh phục dã chiến của nữ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên đào tạo sĩ quan và hạ sĩ quan, binh sĩ Cảnh sát biển Việt Nam như sau:

Kiểu mẫu, màu sắc cảnh phục dã chiến của nữ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên đào tạo sĩ quan và hạ sĩ quan, binh sĩ
1. Kiểu mẫu
a) Áo: Kiểu áo sơ mi cổ vừa bẻ, vừa cài. Hai bên đầu cổ thùa khuyết để đeo phù hiệu kết hợp cấp hiệu. Nẹp áo bên phải có đáp rời thùa khuyết cài cúc ngầm. Thân trước có chiết vai, chiết eo; phía trên ngực, bên phải gắn biển tên, bên trái gắn biểu tượng ngực áo Cảnh sát biển (dệt); phía dưới có hai túi ốp nổi, nắp túi liên kết với thân túi bằng nhám dính, thân túi có xúp về phía sườn. Vai áo có cá vai. Thân sau có sống lưng may liền, vị trí ngang eo có cá dọc sườn để đeo dây lưng dã chiến. Tay áo dài, có xẻ cửa tay, măng séc thùa khuyết cài một cúc; tay áo bên trái gắn lô gô Cảnh sát biển. Cúc áo bằng nhựa, đường kính 15 mm.
b) Quần: Kiểu quần âu dài. Thân trước xếp một ly lật về phía sườn, có hai túi dọc thẳng; hai bên đùi có túi ốp nổi, nắp túi liên kết với thân túi bằng nhám dính, thân túi có hai xúp quay về dọc quần; cửa quần gắn phéc-mơ-tuya nhựa. Thân sau mỗi bên chiết một ly. Hai bên cạp thiết kế dây điều chỉnh vòng bụng. Phía dưới ống quần gắn dây nhôi cài cúc. Cúc quần bằng nhựa, đường kính 15 mm.
2. Màu sắc: Màu in loang Cảnh sát biển.
3. Kiểu mẫu, màu sắc cảnh phục dã chiến của nữ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, học viên đào tạo sĩ quan và hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định tại Mẫu số 21 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Vậy cảnh phục dã chiến của nữ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp Cảnh sát biển Việt Nam được quy định có màu đen và kiểu mẫu tuân theo quy định chi tiết tại Mẫu số 21 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 168/2020/TT-BQP.

Quy định về kiểu mẫu, màu sắc mũ mềm dã chiến của Cảnh sát biển Việt Nam?

Điều 25 Thông tư 168/2020/TT-BQP quy định về kiểu mẫu, màu sắc mũ mềm dã chiến của Cảnh sát biển Việt Nam như sau:

Kiểu mẫu, màu sắc mũ mềm dã chiến
1. Kiểu mẫu
a) Mũ sĩ quan cấp tướng: Kiểu mũ lưỡi trai có thêu riềm cành tùng. Thành mũ, đỉnh mũ liền vải được chiết tám góc tạo thành mũ. Giữa trán mũ có ô dê để đeo cảnh hiệu. Hai bên thành mũ có ba ô dê thoát khí. Phía trong vành mũ có lót lưới xốp. Phía sau mũ có chun để điều chỉnh kích thước vòng đầu;
b) Mũ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp cấp tá, cấp úy, học viên đào tạo sĩ quan và hạ sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật; hạ sĩ quan - binh sĩ: Thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này; chỉ khác: Lưỡi trai mũ không thêu riềm cành tùng.
2. Màu sắc: Màu in loang Cảnh sát biển.
3. Kiểu mẫu, màu sắc mũ mềm dã chiến được quy định tại Mẫu số 22 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

Vậy, kiểu mẫu, màu sắc mũ mềm dã chiến của Cảnh sát biển Việt Nam phải đảm bảo tuân thủ theo quy định tại Mẫu số 22 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 168/2020/TT-BQP.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quân nhân chuyên nghiệp

Trần Thúy Nhàn

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào