Tâm thư có phải di chúc không?
Luật gia Vũ Thị Nhung - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Chúng tôi trích dẫn một số quy định của Bộ luật Dân sự năm 2005 để chị tham khảo, như sau:
Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng: “Người lập di chúc phải tự tay viết và ký vào bản di chúc. Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 653 của Bộ luật này” (Điều 655).
Nội dung của di chúc bằng văn bản:
“1. Di chúc phải ghi rõ:
a) Ngày, tháng, năm lập di chúc;
b) Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc;
c) Họ, tên người, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản hoặc xác định rõ các điều kiện để cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng di sản;
d) Di sản để lại và nơi có di sản;
đ) Việc chỉ định người thực hiện nghĩa vụ và nội dung của nghĩa vụ.
2. Di chúc không được viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu; nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được đánh số thứ tự và có chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc” (Điều 653).
Như vây, nếu tâm thư của mẹ chị để lại đáp ứng các điều kiện của di chúc bằng văn bản quy định tại Điều 655 và nội dung tâm thư đáp ứng điều kiện về nội dung di chúc tại Điều 653 Bộ luật Dân sự, thì tâm thư của mẹ chị được coi là di chúc hợp pháp theo quy định của pháp luật.
Thư Viện Pháp Luật