Người lao động nghỉ việc do thay đổi cơ cấu

Tôi được thông báo tháng tới công ty sẽ thay đổi cơ cấu lại nhân sự có khả năng tôi sẽ bị nghỉ việc. Nếu tôi viết đơn xin nghỉ việc thì quyền lợi của tôi được giải quyết như thế nào, có khác so với việc đợi đến lúc công ty cho tôi nghỉ việc do thay đổi cơ cấu hay không? (Hoàng My, Hưng Yên)

Luật gia Trịnh Thị Hải Yến - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Chúng tôi trích dẫn một số quy định của Bộ luật lao động 2012 (BLLĐ) để chị tham khảo, như sau:
“Trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ mà ảnh hưởng đến việc làm của nhiều người lao động, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động theo quy định tại Điều 46 của Bộ luật này; trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.
Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật này” (khoản 1 Điều 44).
 
“Điều 36. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ)
3. Hai bên thoả thuận chấm dứt HĐLĐ.”
 
 “Điều 48. Trợ cấp thôi việc
1. Khi HĐLĐ chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7, 9 và 10 Điều 36 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.”
 
Như vậy, về nguyên tắc, trong trường hợp thay đổi cơ cấu, công nghệ, người sử dụng lao động có trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án sử dụng lao động, trường hợp có chỗ làm việc mới thì ưu tiên đào tạo lại người lao động để tiếp tục sử dụng.Trong trường hợp người sử dụng lao động không thể giải quyết được việc làm mới mà phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm. 
 
Tuy nhiên, nếu chị tự nộp đơn xin nghỉ việc mà giám đốc đồng ý thì đây được coi là hai bên chấm dứt HĐLĐ do thỏa thuận. Khi đó, pháp luật tôn trọng quyền tự thỏa thuận của các bên nên quyền lợi của chị sẽ được giải quyết theo thỏa thuân. Tuy nhiên, BLLĐ quy định nếu chấm dứt HĐLĐ do thỏa thuận, chị không được hưởng trợ cấp mất việc mà chỉ được hưởng trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 BLLĐ.
 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người lao động

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào